Top 16+ Extension SEO Nên Có để Tối Ưu Website Hiệu Quả

Top 16+ Extension SEO Nên Có để Tối Ưu Website Hiệu Quả
Top 16+ Extension SEO Nên Có để Tối Ưu Website Hiệu Quả

SEO là một trong những công cụ marketing hiệu quả nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên môi trường online. Thế nhưng việc tối ưu website không hề dễ dàng nếu không có sự trợ giúp của các extension. Nếu bạn đang tìm kiếm những extension SEO nên có để tối ưu website và tiết kiệm thời gian thì đừng bỏ qua bài viết sau đây. CITA sẽ giới thiệu đến bạn 16+ extension mà SEOer nào cũng nên có để quá trình làm việc trở nên mượt mà và nhanh chóng hơn. 

1. Google Search Console 

Google Search Console (GSC) là một extension hoàn toàn miễn phí do Google cung cấp để bạn có thể theo dõi các chỉ số của website. Với GSC, bạn có thể kiểm tra số liệu SEO của website như trạng thái lập chỉ mục (index), lượt click, lượt impression, vị trí trên kết quả tìm kiếm,… Dựa theo những báo cáo của Google Search Console, bạn có thể dễ dàng theo dõi kết quả, điều chỉnh phương hướng và khắc phục các lỗi để tối ưu website tốt hơn. 

2. Google Analytics 

Tương tự như Google Search Console, Google Analytics (GA4) cũng là một extension SEO miễn phí của Google. GA4 cũng cung cấp cho người dùng những báo cáo chi tiết về lưu lượng truy cập, thông tin người truy cập, số người trên trang và các chỉ số quan trọng khác. 

Các tính năng chính của Google Analytics là: 

  • Theo dõi lưu lượng truy cập 
  • Phân tích nhân khẩu học 
  • Phân tích nguồn traffic 
  • Theo dõi hành vi người dùng 

3. SEMRush 

Khi nhắc đến các extension SEO nên có, chắc chắn không thể không nhắc đến SEMRush. Extension SEMRush nổi tiếng với những tính năng nổi bật như phân tích từ khóa (keyword), nghiên cứu SEO onpage hay phân tích lưu lượng truy cập. Trong đó, tính năng nổi bật nhất của SEMRush phải kể đến phân tích từ khóa. Với SEMRush, bạn có thể xây dựng bộ từ khóa quan trọng cho website dựa trên báo cáo chi tiết về volume, độ cạnh tranh (KD), CPC,…

SEMRush
SEMRush

4. Ahrefs 

Ahrefs – đối thủ lớn nhất của SEMRush, cũng là một trong những extension SEO quan trọng bạn nên có. Ahrefs cũng có đầy đủ các tính năng cần thiết để tối ưu website như: phân tích từ khóa, phân tích site, audit website, theo dõi thứ hạng, phân tích nội dung website,… Hiện nay, Ahrefs đang cụng cấp 4 gói với các mức giá khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng. 

  • Gói Lite ($129/tháng)
  • Gói Standard ($249/tháng)
  • Gói Advanced ($399/tháng)
  • Gói Enterprise ($14,990/năm)

5. Google Keyword Planner 

Nếu như ngân sách cho SEO của bạn không quá “dư dả” thì Google Keyword Planner là extension SEO nên có. Google Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí do Google cung cấp. Bạn chỉ cần nhập một từ khóa, Google Keyword Planner sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng như: từ khóa phụ liên quan, tìm kiếm trung bình, mức độ cạnh tranh, lượt search,… Bạn còn có thể theo dõi chi phí mỗi nhấp chuột (CPC) để tối ưu Google Ads hiệu quả hơn.  

6. Keywordtool.io 

Khi nhắc đến các extension phân tích từ khóa thì không thể “vắng mặt” Keywordtool.io. Công cụ này được tích hợp đa nền tảng từ Google, Youtube đến Bing nên sẽ cung cấp các báo cáo toàn diện hơn. Keywordtool.io nổi tiếng với các chức năng như: 

  • Nghiên cứu từ khóa trên đa dạng nền tảng 
  • Nghiên cứu các long-tail keyword liên quan đến từ khóa chính 
  • Theo dõi xu hướng tìm kiếm chi tiết 

7. Screaming Fog 

Để tối ưu technical SEO hiệu quả hơn, bạn nên trang bị thêm extension Screaming Fog. Công cụ này giúp bạn tìm ra các lỗi technical để sửa lỗi nhanh hơn và tối ưu Onpage lẫn Offpage tốt hơn. Với Screaming Fog, bạn có thể tìm ra những lỗi SEO quan trọng như: tiêu đề, thẻ meta, URL, internal link, external link,… Screaming Fog cũng có khả năng phân tích nội dung website để tìm ra những lỗi trùng lặp, link 404, link bị redirect 301,…

Screaming Fog
Screaming Fog

8. Pagespeed Insight 

Pagespeed Insight là extension theo dõi tốc độ tải trang, kỹ thuật SEO và độ thân thiện với mobile để tối ưu trải nghiệm người dùng. Bạn chỉ cần nhập URL là Pagespeed Insight sẽ tự động báo cáo các vấn đề liên quan đến website của bạn. Nhờ những báo cáo chi tiết này, bạn có thể tối ưu tốc độ tải trang, chất lượng hình ảnh để nâng cao trải nghiệm người dùng. 

9. CrazyEgg 

CrazyEgg cũng là một trong những extension SEO nên có để tăng hiệu quả tối ưu website. CrazyEgg sẽ phân tích những vị trí nào được người dùng click nhiều nhất để bạn có thể đặt anchor text hoặc quảng cáo ở vị trí đó. Với công cụ này, bạn có thể biết được vị trí người dùng thường xuyên click để tập trung tối ưu phần đó. 

10. SEOQuake 

SEOQuake là một plugin SEO nổi tiếng mà bất kỳ SEOer nào cũng ưa chuộng. Bạn có thể dễ dàng tải SEOQuake trên mọi trình duyệt của mình mà không hề tốn thêm chi phí nào. SEOQuake sẽ giúp phân tích các chỉ số SEO quan trọng như mật độ từ khóa, internal link, external link, URL. Công cụ này còn cung cấp một bảng thông tin SEO đầy đủ từ meta, title, hình ảnh, alt text,… và gợi ý sửa lỗi. 

11. Yoast SEO 

Yoast SEO là một plugin không thể thiếu nếu bạn vận hành website của mình bằng WordPress. Công cụ này được sử dụng bởi hơn 30 triệu người nhờ giao diện trực quan, dễ sử dụng và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Yoast SEO có thể phân tích nội dung để tối ưu Onpage, tự động tạo Sitemap hoặc hỗ trợ tạo Schema markup dễ dàng.

Yoast SEO
Yoast SEO

12. Rank Math SEO 

Tương tự như Yoast SEO, Rank Math SEO cũng là một plugin All-in-one không thể thiếu trên WordPress. Rank Math SEO sẽ đánh giá chi tiết các chỉ số quan trọng để tối ưu SEO Onpage như title, meta, từ khóa, hình ảnh. Công cụ này còn được yêu thích bởi khả năng liên kết với Google Search Console và Google Analytics để theo dõi hiệu quả SEO. 

13. Nofollow extension 

Nofollow cũng là một trong những extension SEO nên có mà bạn cần biết. Nofollow extension sẽ giúp bạn phân tích các backlink, internal link cũng như external link hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể phân tích chiến lược Offpage và cải thiện chiến lược xây dựng link của website một cách dễ dàng và hiệu quả nhờ Nofollow extension. Công cụ này cũng giúp bạn quản lý link nofollow dễ hơn nhờ viền đỏ xung quanh.  

14. Link Redirect Trace 

Link Redirect Trace sẽ giúp phân tích và báo cáo các trạng thái HTTP (200, 301, 404,…) cũng như link chuyển hướng để bạn cải thiện hiệu suất SEO. Công cụ này còn có khả năng phát hiện link lỗi 404, vòng lặp chuyển hướng hoặc chuyển hướng sai để bạn tối ưu cấu trúc liên kết và tăng cường trải nghiệm người dùng.

Link Redirect Trace
Link Redirect Trace

15. Spineditor 

Nếu bạn là SEOer thực thụ thì chắc hẳn rất quen thuộc với công cụ Spineditor. Spineditor extension giúp bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa, check lập chỉ mục (index) tên miền, kiểm tra đạo văn hoặc spin bài viết. Bạn chỉ cần nhập danh sách từ khóa là có thể dễ dàng theo dõi sự biến động của lượt tìm kiếm. 

16. Rich Result Testing Tool 

Rich Result Testing Tool là một extension SEO nên có để kiểm tra các lỗi schema của website. Bạn có thể nhập URL hoặc mã HTML để kiểm tra xem cấu trúc data của website có hợp lệ hay không, từ đó thực hiện chỉnh sửa lỗi hoặc tối ưu các vấn đề cần thiết. 

17. SEO META in 1 CLICK 

Cuối cùng, SEO META in 1 CLICK sẽ giúp quá trình SEO website của bạn trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết. Công cụ này hỗ trợ bạn kiểm tra các chỉ số SEO quan trọng như title, meta, alt text, XML sitemap,… để sửa lỗi và tối ưu cần thiết. SEO META in 1 CLICK cũng giúp bạn theo dõi nội dung của đối thủ dễ dàng hơn thông qua mục header.

SEO META in 1 CLICK
SEO META in 1 CLICK

Kết Luận

Với 16+ extension SEO nên có này, bạn sẽ tận dụng được rất nhiều tính năng hữu ích để tối ưu quá trình SEO hiệu quả và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Những extension trên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong các công việc như kiểm tra tốc độ tải trang, tìm kiếm keyword hay xem nội dung page. 

Hy vọng những chia sẻ của CITA sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình SEO website của doanh nghiệp mình. Nếu bạn biết extension SEO nào tốt hơn, đừng ngần ngại bình luận để chia sẻ cùng CITA và cộng đồng SEOer của chúng ta nhé!

Chia sẻ:

Facebook
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết Liên quan
Submit URL Là Gì 4 Cách Submit URL lên Google Nhanh Chóng
SEO Technical

Submit URL Là Gì? 4 Cách Submit URL lên Google Nhanh Chóng

Liệu rằng làm cách nào để nội dung bạn vừa đăng tải được Google nhận diện? Hay làm sao để chắc chắn rằng nội dung website của bạn đã xuất hiện trên Google? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi mới bắt đầu làm SEO. Câu trả lời cho vấn đề này chính là submit URL

Tìm hiểu thêm »
Hướng dẫn toàn tập về cách có Knowledge Panel trên Google
SEO Technical

Hướng dẫn toàn tập về cách có Knowledge Panel trên Google

Bạn đã bao giờ tìm kiếm tên doanh nghiệp, thương hiệu, hoặc chính mình trên Google và thấy một khung thông tin chi tiết xuất hiện bên phải trang tìm kiếm chưa? Đó chính là Knowledge Panel – một “bảng quảng cáo miễn phí” giúp bạn nổi bật hơn trong mắt người xem. Nhưng làm thế nào để có Knowledge

Tìm hiểu thêm »
Featured Snippets là gì Bí quyết đạt top 0 Google
SEO Technical

Featured Snippets là gì? Bí quyết đạt top 0 Google

Featured Snippets là tính năng đặc biệt trên Google, cung cấp câu trả lời nhanh gọn, chính xác ngay trên trang kết quả tìm kiếm. Featured Snippets còn được coi là “vị trí top 0” mà mọi website đều mong muốn đạt được, từ đó giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng lưu lượng truy cập cho website

Tìm hiểu thêm »
Robots Txt Là Gì Cài Đặt Để Bảo Vệ Website Của Bạn
SEO Onpage

Robots Txt Là Gì? Cài Đặt Để Bảo Vệ Website Của Bạn

Khi quản lý một website, bạn chắc chắn muốn kiểm soát cách các công cụ tìm kiếm thu thập và lập chỉ mục dữ liệu của mình. Đây chính là lúc robots.txt phát huy tác dụng. Vậy, robots txt là gì và tại sao nó lại quan trọng? Đơn giản, đó là tệp hướng dẫn dành cho các bot, giúp

Tìm hiểu thêm »
Có Nên Chạy Ads Nhiều Cho Website 5 Cách Chạy Google Ads
Chiến lược SEO

Có Nên Chạy Ads Nhiều Cho Website? 5 Cách Chạy Google Ads

 Quảng cáo Google Ads là một cách thức Marketing thông minh, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, có nên chạy Ads nhiều cho website không lại là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Chạy quảng cáo quá mức có thể tốn kém, trong khi chạy không đủ

Tìm hiểu thêm »
Semantic là gì Vai trò trong Tối ưu Hóa Nội Dung
SEO cơ bản

Semantic là gì? Vai trò trong Tối ưu Hóa Nội Dung

Trong thời đại công nghệ số 4.0, khi mọi hoạt động tìm kiếm thông tin đều diễn ra nhanh chóng và chính xác, Semantic trở thành một yếu tố không thể thiếu. Với sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo và khả năng phân tích ngữ nghĩa, Semantic không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn

Tìm hiểu thêm »