SEO là một giải pháp hiệu quả giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến website của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều này bạn phải biết cách SEO lên top Google nhanh chóng và bền vững nhất. Vì vậy, trong bài viết dưới đây CITA sẽ bật mí 8 bước làm SEO chi tiết giúp bạn tăng trưởng website lâu dài và tăng doanh thu.
Google tìm kiếm nghĩa là gì?
Mỗi ngày có hàng vạn người tìm đến Google để truy vấn tìm kiếm, đôi khi là câu hỏi về chính Google (như tiêu đề chẳng hạn). Vì thế Google phải tìm kiếm nội dung từ nhiều website trên Internet và từ đây chọn lọc, xếp hạng chúng để hiển thị kết quả tra cứu liên quan nhất cho người dùng.
Do đó, cách Google tìm kiếm hoạt động trở thành chủ đề chính để SEOer thực hiện cải thiện thứ hạng và tăng khả năng hiển thị của website. Và khi người dùng tra cứu “keyword” mà thấy trang web doanh nghiệp xuất hiện ở đầu thì nghĩa là bạn thực hiện SEO đạt Top 1 trên Google thành công.
Hướng dẫn cách thực hiện SEO lên top Google bền vững với 8 bước
SEO website có thể triển khai theo nhiều bước khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là một SEOer chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thì hãy tham khảo 8 bước làm chi tiết của CITA:
Bước 1: Phân tích sản phẩm và đối thủ cạnh tranh
Phân tích sản phẩm giúp bạn xác định được các “điểm chạm” giữa khách hàng mục tiêu và trang web của mình. Thông thường CITA đặt ra 2 câu hỏi để tìm ra “điểm chạm”: Khách hàng mục tiêu quan tâm điều gì?; Họ đang tìm kiếm gì trên Google?
Và dựa vào đây để CITA phân thành hai “chủ đề từ khóa” có tỷ lệ chuyển đổi cao:
- Chủ đề dọc: Gồm những từ khóa liên quan trực tiếp đến nhu cầu khách hàng. Ví dụ: Giá sản phẩm hoặc địa chỉ mua hàng uy tín…
- Chủ đề ngang: Gồm những từ khóa liên quan đến mối quan tâm của khách hàng mục tiêu. Ví dụ: khách hỏi sản phẩm là gì hoặc sản phẩm có tác dụng gì…
Khi phân tích đối thủ cạnh tranh bạn cần phân tích TOP 10 webiste trên Google với các yếu tố đánh như: Cấu trúc website, SEO onpage, traffic, chiến lược từ khóa, backlink, hoạt động trên mạng xã hội…
Bước 2: Xây dựng bộ từ khóa sản phẩm
Khách hàng của bạn đến với Google thông qua “cụm từ tìm kiếm” hay gọi là “keyword”. Vì vậy, bạn cần phải xây dựng bộ keyword đầy đủ và tóm lược được hết ý định tìm kiếm của người dùng.
Một số công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả mà bạn có thể sử dụng như: Ahrefs, Keyword Planne, Keywordtool.io và Answer the Public… Từ đây, bạn research để có danh sách hàng nghìn từ khóa sản phẩm và sau đó chọn lọc, đánh giá và gom nhóm chúng thành cùng chủ đề, cùng insight.
Bước 3: Xây dựng cấu trúc Website
Cấu trúc website là cách bạn sắp xếp các nhóm từ khóa vào các trang đích một cách thích hợp. Nếu cấu trúc website tốt sẽ tiện cho Google, người dùng tìm hiểu nội dung trên trang và bạn quản lý nội dung trên website lên top Google tối ưu hơn.
Bạn cần phải dựa vào kiến thức sản phẩm, bộ từ khóa và chân dung khách hàng mục tiêu để xác định được nhóm từ khóa nào SEO vào trang chủ;, danh mục lớn; danh mục nhỏ; trang sản phẩm; blog; bài viết tin tức hay landing page… một cách phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Bước 4: Lập kế hoạch triển khai SEO chi tiết
Nhìn chung, để lập kế hoạch triển khai SEO bạn phải thực hiện 4 nhóm công việc sau đây:
- Xây dựng Website: Cần xây dựng một website chuẩn SEO với các tiêu chí như sau: website có đầy đủ thông tin và chuẩn kỹ thuật theo tiêu chí Google, đảm bảo website thân thiện cả người dùng và Google, nội dung website độc đáo và thỏa mãn tìm kiếm người dùng.
- Xây dựng nội dung: Dựa vào từ khóa đã chia nhóm ở bước 2, bạn cần xác định nội dung cho mỗi nhóm chủ đề (nội dung chính liên quan trực tiếp đến sản phẩm, nội dung bổ trợ liên quan đến location hoặc tính chất sản phẩm…), thứ tự triển khai nội dung, hệ thống đi link như nào…
- Quảng bá nội dung: Bạn cần quảng bá, chia sẻ nội dung website lên mạng xã hội, báo chí và Group cộng đồng để tăng khả năng tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
- Phân tích và audit website: Liên tục theo dõi và phân tích số liệu tổng thể của website (thứ hạng, traffic, số lượng click, số chuyển đổi, thành phần nào bị duplicator…) để có giải pháp điều chỉnh phù hợp.
Bước 5: Tối ưu SEO Onpage
SEO Onpage bao gồm các kỹ thuật tối ưu trên website theo tiêu chuẩn mà Google khuyến nghị, cơ bản cần tối ưu các yếu tố sau: Title, heading, URL, thẻ meta, alt hình ảnh, mật độ từ khoá, tốc độ tải trang, sự thân thiện với di động…
Một số công cụ hỗ trợ bạn check tối ưu Onpage hiệu quả như: Seoquake, Screaming Frog, Semrush… Ngoài ra, để chi tiết phần này hơn thì CITA có chia sẻ ở một bài viết khác là: + checklist SEO Onpage từ A-Z.
Bước 6: Xây dựng hệ thống Social Network
Xây dựng hệ thống social network sẽ giúp bạn chia sẻ nội dung website đến nhiều khách hàng một cách tự nhiên và an toàn. Và từ đó tăng được traffic và tạo ra các backlink chất lượng cho website đẩy top Google nhanh hơn.
Đầu tiên bạn phải lập danh sách các mạng xã hội lớn nhỏ hiện nay, sau đó lập kế hoạch chia sẻ nội dung một cách chi tiết để dễ dàng kiểm soát. Bạn có thể sử dụng một số plugin trên WordPress để đăng bài tự động lên mạng xã hội như Social Auto Poster, IFTTT, NextScript…
Lưu ý: Cần đồng nhất các thông tin về doanh nghiệp (tên, ngày thành lập, email, số điện thoại, địa chỉ…) để dùng chung các mạng. Điều này giúp cả Google và người dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn hơn.
Bước 7: Triển khai Content
Quá trình triển khai một bài content chuẩn SEO tại CITA được thực qua 7 bước nhỏ sau đây:
- Xác định bộ từ khóa (từ khóa chính, từ khóa phụ, sematic)
- Phân tích và hiểu rõ về ý định tìm kiếm của người là gì, bài viết giải quyết được vấn gì cho người đọc/khách hàng, thuộc định dạng bài viết nào và mục tiêu cuối của bài viết là gì?
- Lên dàn ý cho bài viết
- Viết bài
- Chèn Internal link và External link, trích dẫn nguồn (nếu có)
- Thiết kế hình ảnh (thumbnail và hình ảnh cho các heading)
- Kiểm tra nội dung AI, unique và chỉnh sửa lần cuối.
Bước 8: Phân tích dữ liệu website và theo dõi tiến độ lên top Google
Cuối cùng, bạn phải thực hiện phân tích dữ liệu và theo dõi tiến độ dự án để có những điều chính đúng đắng và kịp thời. Có 2 công cụ miễn phí từ Google giúp bạn có được số liệu tổng quan nhất về website của mình là:
- Google Analytics: Cung cấp về lượt xem, số lượng người dùng, thời gian tương tác trung bình, tỷ lệ thoát, thông tin nhân khẩu học…
- Google Search Console: Cung cấp về tỷ lệ nhấp chuột (CTR%), số lần nhấp chuột, các liên kết nội bộ và bên ngoài, từ khóa mà người dùng truy cập vào website, các lỗi được Google ghi nhận…
Còn để theo dõi số liệu lên top Google của website thì bạn có thể check thủ công hoặc sử dụng các công cụ như Rank Checker, Ahrefs, hoặc SEMrush… để hỗ trợ check nhanh thứ hạng.
4 tiêu chí để bạn theo dõi và đánh giá việc kiểm tra thứ hạng từ khóa là: vị trí xếp hạng, mức độ cạnh tranh, tỷ lệ lên top của nhóm từ khóa và thời gian dự kiến lên top.
5 Cách SEO Website Lên TOP Google
Dưới đây là 5 cách SEO website hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để nâng cao thứ hạng của mình trên Google.
- Sử dụng plugin SEO WordPress: Nếu bạn dùng WordPress, hãy cài plugin SEO như Yoast SEO hoặc All in One SEO Pack. Các plugin hỗ trợ tối ưu tiêu đề, mô tả, từ khóa, URL và đánh giá độ thân thiện với SEO, kèm gợi ý cải thiện nội dung của bạn.
- Khai báo website và theo dõi hiệu suất với Google: Google Search Console giúp bạn khai báo website, theo dõi cách Google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và phát hiện lỗi kỹ thuật ảnh hưởng đến SEO. Google Analytics cung cấp dữ liệu về nguồn truy cập, hành vi người dùng và tỷ lệ chuyển đổi. Hỗ trợ tối ưu hóa chiến lược nội dung và nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Đăng nội dung hữu ích: Nội dung chất lượng là yếu tố cốt lõi trong SEO. Chia sẻ bài viết, hướng dẫn hoặc thông tin hữu ích để thu hút người dùng và tăng cơ hội nhận liên kết từ các trang khác. Nếu bạn muốn biết cách tạo nội dung hữu ích như nào hãy xem lại Bước 7 nhé.
- Tối ưu đoạn trích nổi bật: Đoạn trích nổi bật là nội dung xuất hiện đầu trang tìm kiếm Google. Để tối ưu, bạn hãy tạo nội dung ngắn gọn, súc tích, trả lời trực tiếp câu hỏi liên quan từ khóa, và sử dụng định dạng danh sách, bảng hoặc câu hỏi để tăng cơ hội hiển thị.
- Xây dựng FAQ và backlink nội bộ: Phần FAQ giúp người dùng tìm thông tin nhanh và tối ưu từ khóa dài, tăng khả năng xuất hiện trên tìm kiếm. Backlink nội bộ kết nối các trang trong website, cải thiện điều hướng, giữ chân người đọc và nâng cao hiệu quả SEO.
Kết luận
Như vậy, để đưa website lên top Google thì trước hết bạn phải hiểu cách Google tìm kiếm hoạt động, vì đây là nền tảng giúp website kết nối với khách hàng mục tiêu. Đồng thời bạn cũng phải triển khai nhiều công việc, nhiều thủ thuật SEO và tiêu tốn nhiều thời gian thì website doanh nghiệp mới đứng vững ở vị trí đầu trên Google.
Với chia sẻ về hướng dẫn cách SEO lên Google của CITA, hy vọng sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào lĩnh vực kinh doanh của mình.