
Redirect 301 là một hình thức chuyển hướng website rất phổ biến trong technical SEO. Hình thức chuyển hướng này có thể hỗ trợ tăng traffic và cung cấp thêm backlink hiệu quả. Vậy thì liệu redirect 301 là gì và nó tác động như thế nào đến hiệu suất website? Hãy cùng CITA tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Redirect 301 Là Gì?
Redirect 301 (Moved permanently) là một mã trạng thái HTTP (response code HTTP) nhằm thông báo rằng các URL hoặc các trang web đã được chuyển hướng vĩnh viễn sang một URL hoặc một trang web khác. Nói một cách đơn giản thì redirect 301 là chuyển hướng link.
Khi mã 301 xuất hiện trong phần header, điều này có nghĩa là tất cả các giá trị của trang web hoặc URL gốc như hình ảnh, nội dung… sẽ được chuyển hết sang URL mới. Khi mọi người truy cập vào địa chỉ trang web cũ sẽ tự động được chuyển hướng sang địa chỉ mới.
Ngoài redirect 301 thì còn có một số loại chuyển hướng máy chủ khác như:
- 302: chuyển hướng tạm thời
- 303 (See Other Location)
- 304 (Not Modified)
- 305 (Use proxy)
- 307 (Temporary Redirect): cũng tương tự như redirect 302 nhưng thường sử dụng trong các trường hợp website cần nâng cấp
Lợi Ích Của Redirect 301 Cho SEO
Redirect 301 là một bước quan trọng để tối ưu hóa SEO và phát triển trang web. Hình thức chuyển hướng link vĩnh viễn này sẽ mang lại một số lợi ích như:
Duy trì trải nghiệm người dùng
Khi bạn thay đổi URL của trang hoặc di chuyển nội dung từ trang này sang trang khác, bạn có thể sử dụng Redirect 301 để chuyển liên kết từ trang cũ sang trang mới. Redirect 301 giúp duy trì giá trị liên kết trang web và đảm bảo rằng người dùng và công cụ tìm kiếm không gặp phải lỗi “Trang không tồn tại”.

Duy trì thứ hạng website
Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ coi trang mới là phiên bản chính thức và dữ liệu xếp hạng sẽ được chuyển sang trang mới khi bạn sử dụng Redirect 301 để chuyển từ trang cũ sang trang mới. Điều này giúp đảm bảo rằng vị trí trang web luôn được duy trì trong kết quả tìm kiếm.
Cập nhật và quản lý trang web
Redirect 301 cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý trang web một cách linh hoạt. Bạn có thể thay đổi cấu trúc URL, di chuyển trang, hợp nhất nội dung mà không loại bỏ giá trị SEO đã tích lũy. 301 Redirect giúp duy trì sự liên kết và tối ưu hóa trang web mà không ảnh hưởng xấu đến hiệu suất và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Giảm tỷ lệ thoát trang
Redirect 301 sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát trang của trang web bằng cách ngăn người dùng rời khỏi trang web khi họ không tìm thấy trang mà họ đang tìm kiếm. Tỷ lệ thoát trang cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng trang web của bạn trên các kết quả tìm kiếm.
Cách Thức Hoạt Động Của Redirect 301
Thông thường, Redirect 301 được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như:
- Trang cần truy cập đã được di chuyển hoặc được thay thế bởi một đường link mới.
- Thay đổi tên miền cho một website do tên miền cũ bị hết hạn hoặc cũng có thể là do chủ website thay đổi tên thương hiệu.
- Lỗi 404 hoặc nội dung có trên trang đã quá lỗi thời, không còn phù hợp với người đọc.
- Gộp các bài lại với nhau để giải quyết vấn đề nội dung trùng lặp trên website.
- Tăng nhanh lượng truy cập cho trang web, bởi tất cả lưu lượng truy cập và thứ hạng hiện có đều sẽ được chuyển đến cho trang đích.

Nắm rõ cách thức hoạt động và cách sử dụng phương pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Hơn nữa, đối với Google thì Redirect 301 được xem là sự chuyển hướng cố định.
Chỉ cần dùng mã chuyển hướng này là bạn đã có thể tự động thông báo tới các công cụ tìm kiếm rằng trang web đang được chuyển giao tới địa chỉ mới. Điều này có nghĩa là website mới sẽ được kế thừa toàn bộ internal link, external link, anchor text hay thậm chí là cả những hình phạt vi phạm mà trang web trước đây đã nhận. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa hoạt động của Redirect 301 để áp dụng hiệu quả, tránh thất bại.
Một số lỗi khiến cho Redirect 301 thất bại
Không phải lúc nào bạn cũng có thể thực hiện redirect 301 thành công. Nếu như bạn mắc phải các lỗi sau thì redirect 301 sẽ bị thất bại:
- Link chuyển hướng không liên quan
Nếu bạn yêu cầu redirect 301 sang một đường dẫn có nội dung không liên quan hoặc spam thì sẽ bị thuật toán Peinguin của Google phát hiện. Thuật toán này có thể đánh sập website của bạn bất cứ lúc nào nếu phát hiện ra danh sách backlinks bất thường.
- Anchor text không liên quan
Tương tự như vậy, khi bạn redirect 301 website đến một tên miền không liên quan thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh mất nhiều anchor text quan trọng, làm giảm hiệu suất của website đáng kể.
- Google không hiểu website của bạn thuộc lĩnh vực nào
Ví dụ như bạn đang làm một website về lĩnh vực làm đẹp nhưng lại redirect vĩnh viễn về một tên miền về nội thất đã hết hạn thì sẽ khiến cho Google bối rối. Google sẽ không hiểu website của bạn là về làm đẹp hay về nội thất, giảm khả năng xuất hiện trong top tìm kiếm.
Hướng dẫnêu thực hiện chuyển hướng 301 tăng X3 organic traffic
CITA đề xuất bạn sử dụng các tên miền đã hết hạn và có chủ đề Topical Trust Flow (TFF) tương tự với website đang hoạt động của bạn để sử dụng kỹ thuật Redirect thúc đẩy Organic Traffic hiệu quả. Domain này sẽ giúp người dùng tìm thấy trang web dễ dàng hơn khi họ tìm kiếm một từ khóa liên quan đến chủ đề mà tên miền hướng tới.
Ví dụ, trong trường hợp trang web của bạn được thiết kế để bán thực phẩm chức năng, bạn có thể tìm các tên miền chứa cụm từ “sức khỏe” hoặc các chủ đề TTF liên quan đến lĩnh vực sức khỏe.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuyển hướng liên kết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là hai cách phổ biến:
- Các dòng code có thể được sử dụng để chuyển hướng trang nếu bạn là một coder chuyên nghiệp.
- Có một phương pháp đơn giản hơn để thực hiện là sử dụng Plugin WordPress. Cách này phù hợp với những bạn mới học lập trình, chỉ cần chăm chỉ và tìm ra cách thực hiện.
Không nên quá lạm dụng Redirect để đẩy mạnh traffic, vì có khả năng trang web sẽ bị phạt. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo rằng trang web đã được tối ưu SEO Onpage.
Cách Khắc Phục Redirect 301
Sau khi bạn đã hiểu nguyên nhân gây ra lỗi Redirect 301, bạn có thể sử dụng một trong những cách khắc phục phổ biến sau đây:
Điều hướng lại URL
Trong trường hợp lỗi 301 phát sinh do URL bị chuyển hướng sai, bạn hãy điều chỉnh lại cấu hình chuyển hướng để người dùng được dẫn đến đúng trang đích. Ví dụ, nếu bạn chuyển một trang từ old-url.com sang new-url.com, bạn cần kiểm tra kĩ cấu hình chuyển hướng 301 từ old-url.com sang new-url.com là chính xác.
Sửa đổi tệp .htaccess
Khi website của bạn sử dụng máy chủ Apache, bạn có thể chỉnh sửa tệp .htaccess để thiết lập chuyển hướng URL mới. Cụ thể là để chuyển hướng tất cả truy cập từ http://example.com sang https://www.example.com, bạn thêm đoạn mã sau vào tệp .htaccess
Sửa đổi mã nguồn
Nếu lỗi 301 xuất phát từ lỗi trong mã nguồn website, bạn cần rà soát và sửa đổi mã nguồn để các liên kết và đường dẫn trỏ đến đúng địa chỉ. Một liên kết trong mã nguồn trỏ đến một trang đã bị xóa, bạn thực hiện cập nhật liên kết đó đến trang mới hoặc loại bỏ liên kết đó.
Kiểm tra và cập nhật liên kết
Bạn tiến hành rà soát toàn bộ website của mình để tìm kiếm những liên kết nội bộ hoặc liên kết bên ngoài mà đang trỏ đến các URL đã bị chuyển hướng 301. Sau đó, bạn cập nhật những liên kết này để chúng trỏ trực tiếp đến URL mới (đích đến của chuyển hướng 301).
Thay đổi máy chủ DNS
Lỗi 301 có thể liên quan đến sự cố với máy chủ DNS. Nếu bạn nghi ngờ, hãy thử tạm thời thay đổi máy chủ DNS của mình sang một máy chủ DNS công cộng, chẳng hạn như Google Public DNS (8.8.8.8 và 8.8.4.4) hoặc Cloudflare DNS (1.1.1.1 và 1.0.0.1) để kiểm tra. Tuy nhiên, lỗi do DNS là lỗi hiếm gặp.
Liên hệ với nhà quản trị hệ thống
Khắc phục lỗi 301 có thể đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản trị hệ thống, và nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cần hỗ trợ, bạn nên liên hệ với chuyên gia hoặc nhà cung cấp dịch vụ.
Kết Luận
Bài viết trên đã giải thích rõ ràng cho bạn hiểu được Redirect 301 là gì cũng như khi nào nên sử dụng nó để bảo đảm vị thế của website. Việc sử dụng chúng có chiến lược sẽ giúp website của bạn nhận được nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên hơn. Tuy vậy, trước hết bạn cần phải đảm bảo không có các vấn đề với redirect 301 trên trang web, bởi những điều này có thể cản trở những nỗ lực SEO ở hiện tại và cả trong tương lai.
Câu Hỏi Thường Gặp
Người dùng quan tâm đến các lỗi chuyển đổi 301 cũng như các lỗi chuyển đổi 302 và 303, vì vậy chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn.
1. Làm sao khắc phục lỗi 302 Redirect
1. Làm sao khắc phục lỗi 302 Redirect
Lỗi 302 Redirect có nghĩa là địa chỉ của trang web đã được thay đổi tạm thời. Nếu điều này xảy ra, bạn chỉ cần thực hiện những điều sau:
Xóa cache và cookie trên trình duyệt: Lỗi 302 có thể do cookie hoặc cache trên trình duyệt. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách xóa bộ nhớ cache và cookie.
Kiểm tra lại địa chỉ URL: Đôi khi có thể xảy ra lỗi 302 do địa chỉ URL sai hoặc không tồn tại. Bạn nên xem xét lại đường dẫn URL để đảm bảo nó đúng.
Tạm thời tắt tường lửa và phần mềm diệt virus: Một số tường lửa và phần mềm diệt virus có thể cản trở việc kết nối đến trang web. Bạn có thể tạm thời tắt chúng để xác định xem lỗi 302 có được khắc phục hay không.
Kiểm tra tên miền và SSL: Bạn nên kiểm tra cấu hình tên miền và SSL của trang web nếu lỗi 302 liên quan đến việc chuyển hướng từ một tên miền sang một tên miền khác hoặc liên quan đến SSL.
Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ: Để nhận được hỗ trợ thêm và giải quyết vấn đề, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting nếu bạn vẫn gặp phải lỗi 302.
2. Làm sao khắc phục lỗi 303 Redirect?
2. Làm sao khắc phục lỗi 303 Redirect?
Lỗi 303 See Other là một mã trạng thái HTTP cung cấp cho trình duyệt thông báo rằng nội dung cần thiết có thể được tìm thấy ở một URL khác. Để khắc phục lỗi này, người dùng có thể thực hiện các bước sau:
Thử tải lại trang web: Trong một số trường hợp, lỗi 303 See Other có thể là kết quả của một lỗi tạm thời. Do đó, việc tải lại trang web có thể giúp khắc phục vấn đề.
Kiểm tra lại URL: Đảm bảo rằng URL của trang web bạn muốn truy cập đã được nhập chính xác.
Xóa cookie và cache: Để tránh lỗi 303, bạn hãy thử xóa các bộ đệm và cookie trình duyệt.
Sử dụng trình duyệt khác: Đôi khi, lỗi 303 có thể do trình duyệt. Để xác định xem vấn đề có được giải quyết hay không, bạn có thể thử sử dụng trình duyệt khác.
Liên hệ với quản trị viên: Bạn có thể liên hệ với quản trị viên website để họ kiểm tra và hỗ trợ nếu các giải pháp trên không giải quyết được vấn đề.