Content Writer Là Gì? Tất Tần Tật Về Nghề Viết Nội Dung Chuyên Nghiệp

Content Writer Là Gì Tất Tần Tật Về Nghề Viết Nội Dung Chuyên Nghiệp
Content Writer Là Gì Tất Tần Tật Về Nghề Viết Nội Dung Chuyên Nghiệp

Content writer là gì? Liệu rằng content writer có giống với content creator hay copywriter không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là trong thời đại nội dung truyền thông đóng vai trò mạnh mẽ như hiện nay. Nếu bạn cũng đang theo đuổi nghề content writer hay đơn giản chỉ muốn biết rõ hơn về truyền thông bằng nội dung, thì bài viết này là dành cho bạn. CITA sẽ bật mí tất tần tật về content writer và những thông tin thú vị xoay quanh nghề nghiệp này ngay sau đây! 

Content writer là gì? 

Content writer được hiểu là người chuyên viết nội dung, những người chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung bằng văn bản. Nhiệm vụ chính của content writer là dùng câu chữ để cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người đọc thông qua các sản phẩm như blog, e-book, email, thông cáo báo chí,…  

Nếu như content chính là cốt lõi của việc quảng cáo thì content writer cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khâu sản xuất nội dung truyền thông. Content writer có vai trò viết nội dung sao cho tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và thu hút thêm khách hàng mới cho doanh nghiệp. Vì vậy, một content writer giỏi đòi hỏi nhiều kỹ năng như nghiên cứu, phân tích, khả năng sử dụng ngôn ngữ, kiến thức SEO và tính linh hoạt.

Content writer được hiểu là người chuyên viết nội dung
Content writer được hiểu là người chuyên viết nội dung

Tổng quan công việc của content writer 

Vậy thì công việc của content writer là gì? Công việc chính của content writer là nghiên cứu và phát triển nội dung sao cho phù hợp với đối tượng mục tiêu. Quá trình này sẽ bao gồm nhiều loại công việc khác nhau như: 

  • Nghiên cứu các chủ đề và kiến thức liên quan: Viết nội dung chuyên nghiệp đòi hỏi bạn cần có những kiến thức chuyên môn sâu về nhiều chủ đề khác nhau. Do đó, bạn cần phải liên tục nghiên cứu và học hỏi nhiều kiến thức liên quan. 
  • Phân tích khách hàng để tìm ra hướng tiếp cận phù hợp: Mỗi đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có những hướng tiếp cận riêng. Việc phân tích khách hàng sẽ giúp bạn điều chỉnh cách sử dụng từ ngữ và phong văn phù hợp. 
  • Nghiên cứu từ khoá và đề xuất các ý tưởng nội dung: Công việc chính của content writer sẽ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu từ khoá và lên các ý tưởng nội dung. Từ khoá và ý tưởng cần phải đáp ứng được mục tiêu của chiến dịch nội dung đề ra.  
  • Lên dàn ý và cấu trúc chi tiết cho nội dung: Sau khi đã có từ khoá và ý tưởng, bạn sẽ cần lên dàn ý và cấu trúc bài viết chi tiết. 
  • Viết và sáng tạo nội dung: Một trong những quá trình quan trọng nhất chính là sáng tạo nội dung. Đây là bước quan trọng nhất trong công việc của một content writer  
  • Kiểm tra độ unique content  
  • Điều chỉnh và hoàn thiện các bài viết 
  • Kết hợp tối ưu các yếu tố SEO; Bạn sẽ cần tối ưu bài viết sao cho chuẩn SEO, đảm bảo các yếu tố như mật độ rải từ khoá và sử dụng các semantic phù hợp 
  • Thực hiện đăng bài lên website và các nền tảng khác của doanh nghiệp 

Mục tiêu cuối cùng của công việc content writer là cho ra những bài viết hoặc ấn phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng và cải thiện truyền thông cho doanh nghiệp. 

Những điều content writer mới vào nghề nên biết 

Bạn đang có ý định theo đuổi content writer trong tương lai? Vậy thì đừng bỏ qua những yếu tố quan trọng sau đây. 

Cần có đam mê viết lách 

Ngoài việc biết content writer là gì, bạn cũng cần có sự yêu thích với việc viết nội dung. Vì công việc chính của content writer là sử dụng ngôn từ, câu chữ để cung cấp thông tin nên những người mới vào nghề cần có một niềm đam mê viết lách mãnh liệt.

Một người sáng tạo nội dung cần có sự yêu thích với nghề thì mới gắn bó lâu dài được. Bạn không cần là người học đúng chuyên ngành hay cần viết quá hay, bạn chỉ cần có niềm đam mê viết lách là có thể tiến gần đến với content writer một bước rồi. Bạn hoàn toàn có thể tự học về content marketing để có thể bắt đầu vào nghề.

Trang bị kiến thức cơ bản về content 

Một content writer mới vào nghề cũng cần trang bị nền tảng kiến thức cơ bản về content. Công việc content sẽ xoay quanh những kiến thức như content marketing, SEO, advertising,… Truyền thông có rất nhiều mảng khác nhau và mỗi mảng sẽ có những kiến thức khác nhau.

Đặc biệt, nếu bạn là một content writer muốn theo đuổi content SEO thì bạn sẽ phải trang bị những kiến thức nền tảng như từ khoá, SEO onpage, anchor text,… Bạn có thể học thêm các kiến thức này thông qua sách báo, website hoặc công cụ tìm kiếm. 

Một content writer mới vào nghề cũng cần trang bị nền tảng kiến thức cơ bản về content
Một content writer mới vào nghề cũng cần trang bị nền tảng kiến thức cơ bản về content

Thực hành thường xuyên 

Dù có đầy đủ những kiến thức quan trọng nhưng nếu bạn không thực hành viết nhiều thì bạn cũng không thể trở thành một content writer giỏi. Việc thực hành viết lách thường xuyên sẽ giúp bạn dễ dàng sáng tạo hơn, tạo được văn phong riêng và rèn luyện được cách sử dụng từ ngữ linh hoạt. Thực hành thường xuyên cũng giúp bạn phân tích khách hàng dễ hơn, biết được hướng tiếp cận phù hợp với từng đối tượng khách hàng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.  

Trau dồi tư duy sáng tạo 

Cuối cùng, đừng quên trau dồi tư duy sáng tạo. Là một content writer, bạn cần phải luôn sáng tạo ra những ý tưởng mới, cách tiếp cận mới để bài viết không bị rập khuôn. Sáng tạo còn giúp cho bài viết của bạn trở nên khác biệt so với những bài viết cùng chủ đề khác của đối thủ. Bạn có thể tập thói quen đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới và quan sát tỉ mỉ để kích thích hình thành tư duy sáng tạo mỗi ngày.

Content writer phải luôn trau dồi tư duy sáng tạo để có thêm ý tưởng mới
Content writer phải luôn trau dồi tư duy sáng tạo để có thêm ý tưởng mới

Phân biệt content writer, content creator và copywriter 

Nếu bạn đã biết content writer là gì, thì bây giờ là lúc để phân biệt content writer, content creator và copywriter. Rất nhiều người lầm tưởng rằng đây là những cách gọi khác nhau của một công việc giống nhau. Tuy nhiên, thực chất là content writer, content creator và copywriter là khác nhau. 

Content writer: Content writer sẽ sử dụng chủ yếu là câu chữ để kể chuyện (story telling), cung cấp thông tin về doanh nghiệp, thương hiệu hoặc sản phẩm. Các bài viết của content writer thường dài hơn, như blog, thông cáo báo chí hoặc mô tả sản phẩm. 

Content creator: Content creator được hiểu đơn giản là người sáng tạo nội dung, nghĩa là không chỉ viết. Content creator có thể sản xuất đa dạng các loại nội dung khác nhau để đáp ứng nhu cầu truyền thông của doanh nghiệp, như hình ảnh, video, âm thanh,…

Content creator
Content creator

Copywriter: Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp thuật ngữ copywriter khi tìm hiểu về content writer là gì. Mặc dù copywriter và content writer khá tương tự, thế nhưng chúng có sự khác biệt rõ ràng.. Nếu mục đích chính của content writer là cung cấp thông tin thì mục đích của copywriter là bán hàng.

Nội dung do copywriter cung cấp thường có tính thuyết phục cao hơn, hướng đến mục đích là thu hút độc giả để thực hiện một hành động nào đó (call to action). Họ thường sản xuất các loại nội dung như kịch bản, tagline, slogan, lời thoại quảng cáo,… 

Kết luận 

Hy vọng những chia sẻ trên của CITA đã giúp bạn hiểu rõ content writer là gì và sự khác biệt giữa content writer, content creator và copywriter. Content writer đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng để có thể sáng tạo ra một bài viết hay, cung cấp thông tin và thu hút khách hàng. 

Đặc biệt, content writer đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược SEO, giúp doanh nghiệp nổi bật giữa nhiều đối thủ khác trên tìm kiếm Google. Việc viết bài chuẩn SEO đòi hỏi rất nhiều kiến thức và thời gian, công sức. Vậy nên, nếu bạn đang tìm dịch vụ viết bài chuẩn SEO thì có thể tham khảo CITA. Chúng tôi sở hữu đội ngũ content writer chuyên nghiệp, thành thạo và có kinh nghiệm dày dặn trong việc sáng tạo nội dung. Hãy liên hệ CITA để được tư vấn kỹ càng hơn về các dịch vụ nhé! Chúc bạn thành công với content writer.

Chia sẻ:

Facebook
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết

Bài viết Liên quan
Tìm hiểu về internal link và cách xây dựng
SEO Onpage

Internal Link Là gì? 5 Chiến Lược Giúp Bạn Lên Top Google

Khi bạn bắt tay làm SEO, cái tên Internal Link chắc hẳn không còn xa lạ. Đây là cách bạn kết nối các trang trong website để dẫn dắt người đọc và giúp Google hiểu website của bạn rõ hơn. Nhưng điều kỳ diệu nằm ở chỗ: Internal Link không chỉ là chuyện địa chỉ hành trình; nó còn mở

Tìm hiểu thêm »
10 Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Miễn Phí Được Sử Dụng Nhiều Nhất
Công cụ SEO

10 Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Miễn Phí Được Sử Dụng Nhiều Nhất

Việc nghiên cứu từ khóa giúp bạn nhận diện những từ mà khách hàng tiềm năng sử dụng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn về nhu cầu tìm kiếm của họ và tạo lợi thế trong việc xây dựng chiến lược SEO hiệu quả.

Tìm hiểu thêm »
Có Nên Chạy Ads Nhiều Cho Website 5 Cách Chạy Google Ads
Chiến lược SEO

Có Nên Chạy Ads Nhiều Cho Website? 5 Cách Chạy Google Ads

 Quảng cáo Google Ads là một cách thức Marketing thông minh, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, có nên chạy Ads nhiều cho website không lại là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Chạy quảng cáo quá mức có thể tốn kém, trong khi chạy không đủ

Tìm hiểu thêm »
Link Juice là gì Kiến Thức Từ A - Z Về Link Juice Cho Người Mới
SEO Offpage

Link Juice là gì? Kiến Thức Từ A – Z Về Link Juice Cho Người Mới

Trong quá trình tìm hiểu về SEO, bạn sẽ tiếp cận với rất nhiều thuật ngữ khác nhau từ Internal Link, External Link, Anchor Text,… và rơi vào vòng luẩn quẩn vì mỗi thuật ngữ có những ý nghĩa, đặc điểm và chức năng riêng. Đặc biệt, Link Juice là một khái niệm quan trọng và có thể bạn chưa

Tìm hiểu thêm »
External Link có thực sự quan trọng đối với SEO
SEO

External Link Là Gì? Công Cụ Giúp Tăng Traffic Cho Website

Trong lĩnh vực tối ưu hóa website, việc xây dựng hệ thống liên kết ngoài (External Link) chất lượng là một yếu tố quan trọng. Bằng cách kết nối người dùng với các nguồn thông tin hữu ích và liên quan, bạn không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn giúp Google đánh giá trang web của bạn

Tìm hiểu thêm »
Cách Đưa Địa Chỉ Doanh Nghiệp Lên Google Maps Chi Tiết
Chiến lược SEO

Cách Đưa Địa Chỉ Doanh Nghiệp Lên Google Maps Chi Tiết

Thống kê cho thấy có đến 86% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp trên Google Maps. Và hơn 70% các doanh nghiệp có thông tin đầy đủ trên Google Maps nhận được nhiều cuộc gọi hơn so với những doanh nghiệp không tối ưu. Do đó, Google Maps là một trong những công cụ tuyệt vời

Tìm hiểu thêm »