Cách Đưa Địa Chỉ Doanh Nghiệp Lên Google Maps Chi Tiết

Cách Đưa Địa Chỉ Doanh Nghiệp Lên Google Maps Chi Tiết
Cách Đưa Địa Chỉ Doanh Nghiệp Lên Google Maps Chi Tiết

Thống kê cho thấy có đến 86% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp trên Google Maps. Và hơn 70% các doanh nghiệp có thông tin đầy đủ trên Google Maps nhận được nhiều cuộc gọi hơn so với những doanh nghiệp không tối ưu. Do đó, Google Maps là một trong những công cụ tuyệt vời để bạn gây ấn tượng, có tác dụng quan trọng trong SEO địa phương.

Vậy làm sao để đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps hiệu quả? CITA sẽ hướng dẫn bạn tất tần tật các bước để đưa địa chỉ của mình lên Google Maps và trở nên nổi bật trong mắt khách hàng.

Lợi Ích Của Việc Đưa Địa Chỉ Của Doanh Nghiệp Vào Google Maps

Việc tối ưu địa chỉ doanh nghiệp trên Google Maps mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như:   

  • Khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy bạn trong phạm vi gần, nhờ đó bạn có thể thu hút được những khách hàng tiềm năng mới. 
  • Khách hàng có thể truy cập thông tin đầy đủ hơn về doanh nghiệp của bạn, như giờ mở cửa, địa chỉ, hình ảnh, website hoặc tìm được vị trí chính xác khi cần.
  • Những đánh giá trên Google Maps cũng có tác động lớn đến khả năng chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.
  • Ngoài ra, các công ty hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, khách sạn, du lịch… sẽ được Google ưu tiên ở nhiều dịch vụ.

Đọc thêm: Topical Authority Là Gì? Cách Xây Dựng Topical Athority Hiệu Quả

Cách Đưa Địa Chỉ Doanh Nghiệp Lên Google Maps 

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps giúp tăng độ nhận diện thương hiệu
Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps giúp tăng độ nhận diện thương hiệu

Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn thêm địa chỉ doanh nghiệp của mình vào Google Maps nhanh chóng và đơn giản: 

Bước 1: Chuẩn bị trước những thông tin cần thiết 

Để việc đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps hiệu quả, bạn nên chuẩn bị trước những thông tin quan trọng. Bạn cần có những thông tin sau:

  • Logo đại diện và hình ảnh chính thức của công ty 
  • Hình ảnh các hoạt động hoặc nhóm của công ty. 
  • Cung cấp địa chỉ chính xác cho Google để nhận mã PIN xác nhận. Thời gian nhận có thể thay đổi từ 5 đến 15 ngày tùy theo quốc gia. 
  • Tài khoản Gmail để đăng nhập (tốt nhất là Gmail được tạo dưới tên miền công ty).  
  • Số điện thoại doanh nghiệp (nếu có). 

Bước 2: Nhập thông tin địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps 

Tiếp theo, sau khi đã có đủ thông tin cần thiết, bạn cần nhập những thông tin này lên Google Maps. Bạn có thể thực hiện từng bước như sau:

1. Đăng ký địa chỉ doanh nghiệp trên Google Maps 

Truy cập https://www.google.com/maps bằng gmail đăng nhập rồi đăng ký địa chỉ doanh nghiệp. Có ba cách để thêm địa chỉ công ty của bạn. 

  • Nhập địa chỉ của doanh nghiệp trong thanh tìm kiếm và chọn phần “Thêm địa chỉ bị thiếu“. 
  • Nhấp chuột phải vào bất cứ một vị trí nào trên bản đồ. Sau đó hãy chọn “Thêm doanh nghiệp của bạn”. 
  • Ở trên cùng bên trái, nhấp vào biểu tượng . Sau đó chọn “Thêm doanh nghiệp của bạn”. 
Đăng nhập vào Google Maps và thêm địa chỉ doanh nghiệp
Đăng nhập vào Google Maps và thêm địa chỉ doanh nghiệp

2. Nhập thông tin doanh nghiệp

Sau khi đã đăng ký tạo doanh nghiệp thì bạn cần điền đầy đủ thông tin công ty theo mẫu. Hãy lưu ý rằng thông tin này sẽ được Google công khai cho khách hàng nên hãy đảm bảo thông tin chính xác. Bạn sẽ cần điền những thông tin như:

  • Tên doanh nghiệp: Khi cung cấp tên doanh nghiệp trên Google Maps, bạn nên sử dụng tên gồm thương hiệu và từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.  
  • Địa chỉ: Bạn cần cung cấp địa chỉ chính xác tuyệt đối. Địa chỉ doanh nghiệp sẽ được tự động điền dựa trên địa chỉ bạn đã nhập trước đó vào hộp tìm kiếm. Bạn phải kiểm tra tính chính xác của vị trí này và sửa nó nếu cần thiết. 
  • Danh mục: Nhấp vào dấu “>” và  chọn danh mục phù hợp với ngành nghề kinh doanh của bạn. 
  • Số điện thoại: Đây là số điện thoại mà công ty sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. 
  • Website: Website chính thức của doanh nghiệp.
  • Ngày và giờ: Giờ mở cửa và đóng cửa.
Điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp theo mẫu và đảm bảo độ chính xác
Điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp theo mẫu và đảm bảo độ chính xác

3. Xác nhận đăng ký sở hữu doanh nghiệp 

Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps. Vì khi doanh nghiệp của bạn được Google xác minh thì doanh nghiệp sẽ được ưu tiên hơn. Khi thông tin bạn gửi chính xác và trùng khớp, Google sẽ đánh giá đó là địa chỉ đáng tin cậy. 

Nhấp vào “Xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp này” để bắt đầu tạo hồ sơ  doanh nghiệp của bạn. Google sẽ cung cấp các cửa sổ liên tiếp để bạn có thể xác minh thông tin. 

Google sẽ gửi thư cung cấp mã PIN đến địa chỉ gửi thư xác minh của bạn khi hoàn tất. Bạn sẽ nhận được thư này trong vòng 14 ngày, bao gồm cả hướng dẫn kích hoạt. Bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn trong thư để hoàn tất việc tối ưu địa chỉ doanh nghiệp trên Google Maps.

Đọc thêm: Tất Tần Tật Về Cách Để Website Được Chấp Thuận Google AdSense

Những Lỗi Thường Gặp Khi Đưa Địa Chỉ Doanh Nghiệp Lên Google Maps 

Trong quá trình đăng ký doanh nghiệp trên Google Maps, rất có thể bạn sẽ  gặp phải những lỗi phổ biến như: 

Sau 14 ngày vẫn chưa nhận được thư cung cấp mã PIN 

Nếu sau 14 ngày mà bạn không nhận được thư cung cấp mã PIN để xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp, hãy phản hồi với Google bằng các bước sau: 

Bước 1: Đăng nhập vào Gmail và tìm kiếm “Trợ giúp”. Sau đó “Gửi phản hồi”. 

Bước 2: Nhập câu sau vào phần Mô tả ý kiến phản hồi của bạn: “Tôi không thể xác minh doanh nghiệp của mình“. Sau đó nhấp vào “Tiếp” để phản hồi của bạn được gửi đi.

Bước 3: Sau vài giờ chờ đợi email xác nhận từ Google trên Gmail của bạn, hãy làm theo hướng dẫn được cung cấp.

Gửi phản hồi cho Google ngay nếu không nhận được thư cung cấp mã PIN sau 14 ngày
Gửi phản hồi cho Google ngay nếu không nhận được thư cung cấp mã PIN sau 14 ngày

Xử lý lỗi liên quan đến thông tin sai trên Google Maps của doanh nghiệp

Thông tin sai sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên sửa ngay bằng cách:

Bước 1: Đăng nhập vào trang web tổng quan Google dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.  

Bước 2: Tìm kiếm phần địa chỉ ở trong phần thông tin. 

Bước 3: Bạn cần chỉnh sửa thông tin thật chính xác để hoàn tất quá trình xử lý lỗi.  

Kết Luận

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps và cách xử lý những lỗi thường gặp. Việc tối ưu địa chỉ trên Google Maps sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời như thu hút thêm khách hàng tiềm năng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Đừng quên lưu lại bài viết này để quá trình tạo doanh nghiệp trên Google Maps trở nên dễ dàng hơn nhé. Chúc bạn thực hiện thành công!

Chia sẻ:

Facebook
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết

Bài viết Liên quan
External Link có thực sự quan trọng đối với SEO
SEO

External Link Là Gì? Công Cụ Giúp Tăng Traffic Cho Website

Trong lĩnh vực tối ưu hóa website, việc xây dựng hệ thống liên kết ngoài (External Link) chất lượng là một yếu tố quan trọng. Bằng cách kết nối người dùng với các nguồn thông tin hữu ích và liên quan, bạn không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn giúp Google đánh giá trang web của bạn

Tìm hiểu thêm »
Tất Tần Tật Cách Để Website Được Chấp Thuận Google AdSense
Chiến lược SEO

Tất Tần Tật Cách Để Website Được Chấp Thuận Google AdSense

Google AdSense là một trong những cách phổ biến để kiếm tiền từ website, giúp bạn hiển thị quảng cáo và nhận thu nhập từ lượt click của người dùng. Tuy nhiên, làm thế nào để website được chấp thuận Google AdSense không phải lúc nào cũng đơn giản. Để được đồng ý, bạn cần hiểu rõ quy trình, các

Tìm hiểu thêm »
Backlink Là Gì Các Chiến Lược Backlink Chất Lượng Trong SEO
SEO Offpage

Backlink Là Gì? Các Chiến Lược Backlink Chất Lượng Trong SEO

Trong các chiến lược SEO, Backlink luôn là yếu tố quan trọng được Google xem như là một sự công nhận đáng tin cậy, thể hiện độ uy tín của trang. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả liên kết này thì việc hiểu rõ các hình thức và mô hình xây dựng sẽ là chìa khóa cho chuỗi các

Tìm hiểu thêm »
Content Writer Là Gì Tất Tần Tật Về Nghề Viết Nội Dung Chuyên Nghiệp
SEO Onpage

Content Writer Là Gì? Tất Tần Tật Về Nghề Viết Nội Dung Chuyên Nghiệp

Content writer là gì? Liệu rằng content writer có giống với content creator hay copywriter không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là trong thời đại nội dung truyền thông đóng vai trò mạnh mẽ như hiện nay. Nếu bạn cũng đang theo đuổi nghề content writer hay đơn giản chỉ muốn biết rõ

Tìm hiểu thêm »
Hướng Dẫn Các Bước Tối Ưu Technical SEO
SEO Technical

Hướng Dẫn Các Bước Tối Ưu Technical SEO

Quy trình SEO website thường bao gồm 3 công việc chính: SEO onpage, SEO offpage và Technical SEO. Trong đó, Technical SEO là một phần rất quan trọng, và nó nên được sử dụng cùng với hai phần còn lại để đạt được kết quả SEO tốt nhất có thể. Technical SEO giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng

Tìm hiểu thêm »