Dofollow và Nofollow là gì? Tìm hiểu để tối ưu SEO website

Dofollow và Nofollow là gì - Tìm hiểu để tối ưu SEO website

Bạn có biết rằng không phải tất cả các liên kết đều được tạo ra như nhau? Trong thế giới SEO, dofollow và nofollow là hai khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Chúng quyết định cách Google đánh giá và xếp hạng website của bạn.

Vậy đâu là sự khác biệt giữa dofollow link và nofollow link? Tại sao chúng lại quan trọng đến vậy? Và làm thế nào để bạn có thể tận dụng tối đa hai loại liên kết này để nâng cao thứ hạng website của mình? Chúng ta hãy cùng khám phá ngay trong bài viết này nhé.

Dofollow và Nofollow là gì?

Sẽ thật tốt nếu như chúng ta dẫn đến một External link trong bài viết nếu link đó có độ uy tín cao. Ngược lại, những liên kết kém chất lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến website của chúng ta như một hệ quả. Từ đó hai khái niệm Dofollow và Nofollow ra đời:

Dofollow là gì?

Liên kết Dofollow là một loại link thông báo cho Googlebot và các công cụ tìm kiếm rằng đường dẫn này dẫn tới một website có nội dung uy tín và an toàn cho người dùng. Link dofollow giúp chuyển độ tin cậy và chất lượng từ trang nguồn sang trang đích của bạn.

Chẳng hạn, adwords.google.com là một website có độ uy tín cao và việc trỏ link tới đó là một quyết định hợp lý. Khi đó, Googlebot sẽ sử dụng liên kết này để đánh giá chất lượng và xếp hạng của trang. Qua đó, điểm chất lượng được cải thiện, gia tăng thứ hạng SEO và uy tín của website.

Nofollow là gì?

Trái ngược với dofollow, nofollow là một loại liên kết thông báo cho bot của Google rằng “Bạn không đảm bảo về độ tin cậy của link này và có thể người dùng không nên nhấp vào”. Do đó, Googlebot và các công cụ tìm kiếm khác sẽ “bỏ qua” liên kết này và không đưa vào hệ thống điểm PageRank của website bạn.

Liên kết nofollow thường được dùng để ngăn chia sẻ độ uy tín với các trang không mong muốn hoặc để kiểm soát lưu lượng truy cập trên trang của bạn.

Giả sử bạn đang viết một bài về “các website tải phim miễn phí” và muốn nhắc đến một trang như “phimle.com”. Tuy nhiên, bạn không muốn chia sẻ độ uy tín với trang này hoặc không muốn Google hiểu nhầm rằng bạn đang khuyến khích người đọc truy cập vào đó. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng liên kết nofollow. Cách thực hiện là thêm thuộc tính rel=”nofollow” vào liên kết, như sau:

<a href=”duong-dan” rel=”nofollow”>phimle.com</a>

Cách này giúp bạn trích dẫn trang mà không ảnh hưởng đến SEO hay độ uy tín của website bạn.

Nofollow và Dofollow là những liên kết khác nhau hoàn toàn về mặt ý nghĩa
Nofollow và Dofollow là những liên kết khác nhau hoàn toàn về mặt ý nghĩa

Dofollow hay Nofollow tốt hơn?

Đây chắc chắn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Theo lý thuyết, liên kết Dofollow cho phép webmaster gửi tín hiệu đến Google rằng “Đây là một trang đáng tin cậy, tôi muốn giới thiệu với bạn nên hãy index nó”. Nhờ đó trang được liên kết sẽ nhận thêm điểm trong thuật toán xếp hạng của Google, và trang của bạn cũng sẽ được hưởng lợi. 

Ngược lại, liên kết có thuộc tính nofollow lại mang ý nghĩa “Tôi không chắc chắn về liên kết này và không chịu trách nhiệm nếu website đó không tốt.”. Với liên kết Nofollow, Google chỉ đánh giá trang đó và có thể tăng lượng truy cập, nhưng không cộng điểm xếp hạng thêm cho nó.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu website của bạn hoàn toàn chỉ có backlink dofollow? Điều này sẽ khá bất thường và cũng rất rủi ro, đặc biệt nếu trang của bạn là một diễn đàn, nơi các thành viên có thể là SEO-er quảng bá cho website cá độ hoặc các trang có nội dung không lành mạnh.

Dofollow những backlink hại này chẳng khác gì việc bạn xác nhận trang cá độ kia là uy tín hoặc website XXX kia có nội dung chất lượng. Vì vậy, Google thường ưu tiên các trang có sự cân bằng giữa link dofollow và nofollow, nhưng sẽ đánh giá cao hơn cho các liên kết dofollow và ít chú ý đến các liên kết nofollow.

Về lý thuyết thì Google sẽ ít quan tâm đến những liên kết Nofollow hơn
Về lý thuyết thì Google sẽ ít quan tâm đến những liên kết Nofollow hơn

Phân bổ Dofollow và Nofollow sao cho tối ưu?

Mặc dù Google chưa đưa ra tỷ lệ cụ thể, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia SEO, tỷ lệ phân bổ 30% cho Nofollow và 70% cho Dofollow thường mang lại hiệu quả tốt nhất. Điều này có nghĩa là, các liên kết Dofollow, với khả năng truyền tải “sức mạnh” SEO cao hơn, nên chiếm phần lớn trong hồ sơ backlink của website.

Tuy nhiên, việc kết hợp Dofollow và Nofollow sẽ giúp hồ sơ backlink của bạn đa dạng hơn, từ đó tăng tính tự nhiên của SEO Onpage và được Google đánh giá cao hơn. Thêm một điều đáng lưu ý nữa, những link bạn chèn vào website nên có DA (Domain Authority) trên 60.

70 Dofollow và 30 Nofollow sẽ là tỉ lệ phân bổ lý tưởng
70 Dofollow và 30 Nofollow sẽ là tỉ lệ phân bổ lý tưởng

Cách phân biệt Dofollow và Nofollow

Thông thường, những SEOer sẽ có 2 cách để kiểm tra link Nofollow và Dofollow:

Kiểm tra bằng cách thủ công

Để kiểm tra một liên kết là dofollow hay nofollow, bạn có thể thực hiện thủ công như sau: Đầu tiên, nhấn phím F12 để mở công cụ kiểm tra của trình duyệt. Tiếp theo, tìm đến thẻ <a> chứa liên kết bạn muốn kiểm tra. Nếu trong thẻ <a> có thuộc tính rel=”nofollow”, thì đó là một liên kết nofollow. Ngược lại, nếu không có thuộc tính này hoặc có thuộc tính rel=”dofollow”, đó là một liên kết dofollow. Bạn cũng có thể chuột phải vào liên kết và chọn “Inspect” để thực hiện kiểm tra tương tự.

Kiểm tra bằng tiện ích của Chrome

Ngoài việc kiểm tra thủ công, bạn có thể sử dụng các tiện ích mở rộng như Nofollow, Strike Out Nofollow Links để tự động nhận diện các liên kết dofollow và nofollow. Các tiện ích này sẽ trực tiếp hiển thị thông tin về thuộc tính rel của liên kết ngay trên trang web, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

Bên cạnh đó, các công cụ chuyên nghiệp như SEOquake, Ahrefs còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao khác như phân tích backlink, kiểm tra chỉ số SEO,…

Chúng ta có thể kiểm tra link Nofollow bằng cách thủ công hoặc dùng Extension
Chúng ta có thể kiểm tra link Nofollow bằng cách thủ công hoặc dùng Extension

Kết luận

Dofollow và Nofollow là hai thuộc tính quan trọng của một liên kết, đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển website. Dofollow giúp tăng cường uy tín và thứ hạng cho website, trong khi Nofollow giúp bảo vệ website khỏi những liên kết xấu.

Để có một hồ sơ backlink chất lượng, việc phân bổ hợp lý giữa hai loại liên kết này là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại liên kết nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả mục tiêu SEO, đặc điểm của ngành và tình hình cạnh tranh.

Chia sẻ:

Facebook
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết

Bài viết Liên quan
Google Panda Là Gì? 9 Nguyên Nhân và 6 Cách Khắc Phục
SEO Technical

Google Panda Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục 2025

Chắc hẳn bạn đã từng một lần nghe đến Google Panda, đặc biệt là những ai đang làm SEO cho website. Vậy thì thực chất Google Panda là gì? Tại sao website của bạn lại bị phạt lỗi Google Panda và làm cách nào để khắc phục? Đừng lo lắng, CITA ở đây để trợ giúp bạn. Bài viết này

Tìm hiểu thêm »
Backlink Là Gì Các Chiến Lược Backlink Chất Lượng Trong SEO
SEO Offpage

Backlink Là Gì? Các Chiến Lược Backlink Chất Lượng Trong SEO

Trong các chiến lược SEO, Backlink luôn là yếu tố quan trọng được Google xem như là một sự công nhận đáng tin cậy, thể hiện độ uy tín của trang. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả liên kết này thì việc hiểu rõ các hình thức và mô hình xây dựng sẽ là chìa khóa cho chuỗi các

Tìm hiểu thêm »
Hướng Dẫn Các Bước Tối Ưu Technical SEO
SEO Technical

Hướng Dẫn Các Bước Tối Ưu Technical SEO

Quy trình SEO website thường bao gồm 3 công việc chính: SEO onpage, SEO offpage và Technical SEO. Trong đó, Technical SEO là một phần rất quan trọng, và nó nên được sử dụng cùng với hai phần còn lại để đạt được kết quả SEO tốt nhất có thể. Technical SEO giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng

Tìm hiểu thêm »
Featured Snippets là gì Bí quyết đạt top 0 Google
SEO Technical

Featured Snippets là gì? Bí quyết đạt top 0 Google

Featured Snippets là tính năng đặc biệt trên Google, cung cấp câu trả lời nhanh gọn, chính xác ngay trên trang kết quả tìm kiếm. Featured Snippets còn được coi là “vị trí top 0” mà mọi website đều mong muốn đạt được, từ đó giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng lưu lượng truy cập cho website

Tìm hiểu thêm »
Guest Post Là Gì Top 4 Cách Thiết Lập Guest Post Ấn Tượng
SEO Offpage

Guest Post Là Gì? Top 4 Cách Thiết Lập Guest Post Ấn Tượng

Guest Post là gì? là câu hỏi được đặt ra rất nhiều trên các group và diễn đàn thảo luận về SEO. Đây là một chiến lược quan trọng giúp Google đánh giá cao website, không chỉ thông qua việc xây dựng các Internal và External link, mà còn nhờ hợp tác với các đối tác cùng lĩnh vực. Khi

Tìm hiểu thêm »
SEO Onpage

Viết Bài PR Là Gì? Hướng Dẫn Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

PR là viết tắt của Public Relationship, hay còn được gọi là quan hệ công chúng, một công cụ truyền thông nhằm xây dựng được mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vậy liệu viết bài PR là gì? Vai trò của bài PR quan trọng như thế nào và làm sao để viết một bài

Tìm hiểu thêm »