Disavow Link Là Gì? Hướng Dẫn Gỡ Backlink Xấu 2025

Tìm hiểu về disavow link và cách gỡ backlink xấu cho website
Tìm hiểu về disavow link và cách gỡ backlink xấu cho website

Bạn có đang đau đầu vì website bị tụt hạng? Bạn kiểm tra thấy hàng loạt backlink lạ, nhưng không biết xử lý ra sao? Đừng hoang mang quá vì đó là vấn đề mà nhiều người làm SEO gặp phải.

Hãy để CITA chỉ cho bạn cách sử dụng disavow link. Một công cụ mạnh mẽ từ Google giúp bạn loại bỏ những liên kết xấu, bảo vệ website và khôi phục thứ hạng một cách an toàn.

Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn disavow link là gì, hướng dẫn từng bước để bạn dễ dàng xử lý và tối ưu website, ngay cả khi bạn mới bắt đầu với SEO!

Disavow Link Là Gì? Tại Sao Nó Quan Trọng Đối Với Website?

Disavow Link là một tính năng của Google cho phép bạn yêu cầu họ “bỏ qua” những backlink xấu trỏ về website. Ví dụ, nếu một ngày đẹp trời, bạn phát hiện website của mình nhận được hàng chục liên kết từ các trang cờ bạc hoặc nội dung người lớn, thì đây chính là lúc bạn cần đến công cụ từ chối liên kết xấu.

Chẳng hạn: Website của bạn bán sản phẩm về chăm sóc da, nhưng lại nhận được backlink từ một blog về cờ bạc. Đây là một liên kết không tự nhiên và có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.

Disavow Link là gì?
Disavow Link là gì?

Vì sao backlink xấu lại nguy hiểm?

Thứ nhất bạn sẽ bị kéo tụt thứ hạng: Google coi backlink xấu như một tín hiệu tiêu cực, khiến website bị tụt hạng so với đối thủ.

Thứ hai tăng nguy cơ bị phạt: Nếu quá nhiều liên kết spam, bạn có thể bị tác vụ thủ công từ Google, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng xuất hiện trên SERP. Nhẹ là chỉ bị phạt một phần về vài url, nặng là sẽ bị Google cho website bạn “mất tích” luôn. Có nghĩa là người dùng sẽ không thể tìm kiếm bất kì thông tin nào về web của bạn trên google nữa.

Vậy khi nào cần sử dụng disavow link? Bạn chỉ nên dùng Disavow Link khi mắc phải 3 trường hợp sau:

  • Website bị giảm traffic đột ngột và nghi ngờ do backlink xấu.
  • Phát hiện nhiều liên kết từ các domain spam, không liên quan.
  • Bị Google thông báo về tác vụ thủ công liên quan đến backlink.
Hình ảnh minh họa cho website bị giảm traffic
Hình ảnh minh họa cho website bị giảm traffic

Cách Phát Hiện Backlink Xấu Trên Website

Sau khi hiểu rõ khái niệm Disavow Link, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để nhận diện được backlink xấu? Đây là bước quan trọng giúp bạn sử dụng công cụ này đúng cách.

Các dấu hiệu nhận biết backlink không tự nhiên

Muốn gỡ được lỗi thì phải xác định được dấu hiệu xuất hiện lỗi, dưới đây là 3 cách nhận diện nhanh chóng. Chúng tôi gợi ý cho bạn:

  • Liên kết từ website không liên quan: Ví dụ, bạn đang làm về giáo dục nhưng lại nhận được liên kết từ trang cờ bạc.
  • Tên miền lạ hoặc mất index: Những domain này thường không có giá trị và có thể bị Google đánh dấu spam.
  • IP trùng lặp: Nếu các backlink đến từ các website có IP giống nhau rất có thể là dấu hiệu của mạng lưới spam.

Thế thì có công cụ nào để phát hiện ra link xấu không?

Câu trả lời là có, tính đến thời điểm hiện tại có rất nhiều công cụ mới được sản xuất thêm. Tuy nhiên 4 công cụ cho SEO chưa bao giờ bị lạc hậu đó là: Ahrefs, Semrush, Google Search Console (GSC) và Link Research Tool.

Ahrefs: Cung cấp dữ liệu chi tiết về hồ sơ backlink, giúp bạn dễ dàng kiểm tra chất lượng.

  • Bước 1: Đăng nhập vào Ahrefs > chọn “Site Explorer.”
  • Bước 2: Nhập URL website và nhấn “Search.”
  • Bước 3: Vào tab Backlink profile và lọc các liên kết theo chỉ số DR (Domain Rating) thấp.
Cách dùng ahrefs kiểm tra backlink xấu
Cách dùng ahrefs kiểm tra backlink xấu

Ví dụ: Bạn thấy một backlink từ trang abcxyz-spam.com với DR = 2 và anchor text “mua nhà giá rẻ.” Chính là nó tín hiệu của 1 backlink xấu.

Semrush: Đưa ra báo cáo tổng thể về tình trạng backlink của website.

  • Bước 1: Truy cập vào Semrush > “Backlink Analytics.”
  • Bước 2: Xem danh sách backlink theo toxicity score (điểm độc hại). Điểm bạn cần chú ý là backlink có toxicity > 60% thường thuộc nhóm nguy cơ cao.
Truy cập Google Search Console vào mục link
Truy cập Google Search Console vào mục link

Link Research Tool (LRT): là công cụ mạnh mẽ giúp đánh giá chất lượng backlink bằng cách phân loại liên kết theo mức độ rủi ro

  • Bước 1. Đăng ký tài khoản và quét backlink: Truy cập linkresearchtools.com, nhập domain của bạn và bắt đầu quét.
  • Bước 2. Xem báo cáo Link Detox: Báo cáo DTOXRISK phân tích các chỉ số như Power, Trust, Anchor Text, giúp nhận biết backlink spam.
  • Bước 3. Xử lý liên kết xấu: Lọc các backlink nguy hiểm, xuất danh sách dưới dạng file .csv, tạo file Disavow và upload lên Google Search Console.

Hướng Dẫn Sử Dụng Công Cụ Google Disavow Link Tool

Sau khi đã xác định được các backlink xấu, bước tiếp theo là sử dụng công cụ Disavow Link để xử lý. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước cụ thể để bạn không gặp sai sót nào.

Chuẩn bị file Disavow

Trước khi bắt đầu, bạn cần tạo một file .txt chứa danh sách các domain hoặc liên kết cần từ chối. File này nên được chuẩn bị cẩn thận để tránh việc từ chối nhầm các backlink tốt.

  • Bước 1: Tải danh sách backlink từ Ahrefs hoặc Google Search Console.
  • Bước 2: Phân tích và liệt kê các liên kết xấu.
  • Bước 3: Tạo file .txt theo cú pháp sau:
    domain:example.com / domain:spamwebsite.com
Tạo file.txt
Tạo file .txt

Upload file lên Google Search Console

  • Bước 1: Truy cập Google Disavow Tool.
  • Bước 2: Chọn website cần xử lý.
  • Bước 3: Upload file .txt và xác nhận yêu cầu.
Upload file lên Google Search Console
Upload file lên Google Search Console

Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục

Trong quá trình bạn sử dụng công cụ để từ chối liên kết của google, có khả năng xảy ra 2 lỗi sau:

  • File không đúng định dạng: Bạn chỉ nên sử dụng cú pháp domain hoặc link, không thêm ký tự thừa.
  • Disavow nhầm backlink tốt: Luôn kiểm tra kỹ trước khi upload file để tránh ảnh hưởng đến thứ hạng website.

Làm Gì Sau Khi Thực Hiện Disavow Link?

Sau khi hoàn tất Disavow Link, bạn không thể “khoanh tay đứng nhìn.” Dưới đây là 3 bước cần làm để biết được website của bạn khi nào phục hồi:

Theo dõi hiệu quả

Thường xuyên kiểm tra traffic và thứ hạng trong 2-4 tuần tiếp theo để đánh giá tác động của Disavow Link.

Xây dựng lại hệ thống backlink chất lượng

Không chỉ dừng ở việc loại bỏ liên kết xấu, bạn cần tập trung vào việc tạo dựng backlink chất lượng. Hãy chú ý đến:

Backlink từ website uy tín: Các liên kết từ những trang cùng lĩnh vực sẽ giúp tăng độ tin cậy của website.

Liên kết tự nhiên: Nội dung giá trị luôn là chìa khóa để thu hút backlink tốt.

Kiểm tra backlink định kỳ

Không ai muốn lặp lại vấn đề này nhiều lần. Do đó, hãy sử dụng các công cụ như Ahrefs và các công chúng tôi gợi ý trên để giám sát hồ sơ backlink thường xuyên.

Kết luận

Qua bài viết trên CITA đã cho bạn biết disavow link là gì. Từ chối liên kết là một công cụ đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ website khỏi các nguy cơ từ backlink xấu và SEO tiêu cực. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả, bạn cần kết hợp loại bỏ liên kết xấu với chiến lược xây dựng backlink chất lượng và nâng cấp nội dung.

Một website mạnh không phải dựa vào việc “gỡ bỏ vấn đề,” mà nằm ở việc chủ động xây dựng giá trị dài hạn thông qua nội dung và kết nối đáng tin cậy. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Câu hỏi thường gặp về Disavow Link

.stk-ac901e0{border-style:solid !important;border-color:#dfdad1 !important;border-top-width:0px !important;border-right-width:0px !important;border-bottom-width:1px !important;border-left-width:0px !important;padding-bottom:24px !important}

1. Disavow Link có hiệu quả với mọi trường hợp?

.stk-6853984-container{padding-top:0px !important;padding-right:0px !important;padding-bottom:0px !important;padding-left:0px !important}

Không. Nếu backlink xấu có thể được xóa thủ công (nhờ chủ sở hữu website gỡ bỏ), bạn nên ưu tiên cách này trước.

.stk-da97f6b{border-style:solid !important;border-color:#dfdad1 !important;border-top-width:0px !important;border-right-width:0px !important;border-bottom-width:1px !important;border-left-width:0px !important;padding-bottom:24px !important}

2. Mất bao lâu để Google cập nhật Disavow?

.stk-3214e87-container{padding-top:0px !important;padding-right:0px !important;padding-bottom:0px !important;padding-left:0px !important}

Thông thường từ 2-4 tuần, nhưng có thể lâu hơn tùy thuộc vào quy mô website và số lượng liên kết.

.stk-7a2452b{border-style:solid !important;border-color:#dfdad1 !important;border-top-width:0px !important;border-right-width:0px !important;border-bottom-width:1px !important;border-left-width:0px !important;padding-bottom:24px !important}
.stk-60c46bc-container{padding-top:0px !important;padding-right:0px !important;padding-bottom:0px !important;padding-left:0px !important}

Trong nhiều trường hợp thì có thể. Tuy nhiên, nếu website bị phạt vì lý do khác (nội dung sao chép, lỗi kỹ thuật), bạn cần xử lý các vấn đề này trước.

Chia sẻ:

Facebook
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết

Bài viết Liên quan
Bí Quyết Kiểm Tra Tuổi Đời Của Website Bạn Nên Biết
SEO

Cách Kiểm Tra Tuổi Đời Của Website: 10+ Công Cụ

Bạn có biết cách kiểm tra tuổi đời của website có thể tiết lộ nhiều thông tin quan trọng về độ uy tín và lịch sử hoạt động của trang web không? Tuổi đời của một website vừa giúp bạn đánh giá độ tin cậy vừa là yếu tố quan trọng để phân tích chiến lược SEO. Một website lâu

Tìm hiểu thêm »
Dofollow và Nofollow là gì - Tìm hiểu để tối ưu SEO website
SEO

Dofollow và Nofollow là gì? Tìm hiểu để tối ưu SEO website

Dofollow và Nofollow là gì? Sẽ thật tốt nếu như chúng ta dẫn đến một External link trong bài viết nếu link đó có độ uy tín cao. Ngược lại, những liên kết kém chất lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến website của chúng ta như một hệ quả. Từ đó hai khái niệm Dofollow và Nofollow ra đời: Dofollow

Tìm hiểu thêm »
Có Nên Chạy Ads Nhiều Cho Website? 5 Cách Chạy Quảng Cáo Google Hiệu Quả
Chiến lược SEO

Có Nên Chạy Ads Nhiều Cho Website? 5 Cách Chạy Google Ads

 Quảng cáo Google Ads là một cách thức Marketing thông minh, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, có nên chạy Ads nhiều cho website không lại là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Chạy quảng cáo quá mức có thể tốn kém, trong khi chạy không đủ

Tìm hiểu thêm »
Anchor Text Là Gì? Kiến Thức Hữu Ích Về Cách Dùng Anchor Text
SEO

Anchor Text Là Gì? Cách Dùng Anchor Text Hiệu Quả

Đối với những SEOer thì khái niệm anchor text là gì đã không còn xa lại. Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu làm SEO thì cần hiểu đúng khái niệm cũng như cách dùng anchor text sao cho hợp lý. Dưới đây là những kiến thức hữu ích liên quan đến anchor text, mời bạn đọc cùng

Tìm hiểu thêm »
Cấu trúc Silo là gì? Cách Tăng Thứ Hạng Google Hiệu Quả
SEO

Cấu trúc Silo là gì? Tăng Rank Google Hiệu Quả

Ngày nay, việc tổ chức nội dung một cách logic và hiệu quả không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm. Một trong những phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao là xây dựng hệ thống nội dung tập trung, đảm bảo tính

Tìm hiểu thêm »
10 Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Miễn Phí Được Sử Dụng Nhiều Nhất
SEO

10 Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Miễn Phí Được Sử Dụng Nhiều Nhất

Việc nghiên cứu từ khóa giúp bạn nhận diện những từ mà khách hàng tiềm năng sử dụng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn về nhu cầu tìm kiếm của họ và tạo lợi thế trong việc xây dựng chiến lược SEO hiệu quả.

Tìm hiểu thêm »