Canonical là gì? Cách tối ưu thẻ canonical trong SEO 2025

Chiến dịch SEO để đưa website đạt thứ hạng cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nội dung trùng lặp là một vấn đề trong các yếu tố SEO khiến website khó on Top. Giải pháp thẻ canonical được đưa ra để giúp tối ưu website, nâng cao thứ hạng. Đừng để nội dung trùng lặp làm cản trở việc tăng thứ hạng của website. 

Hãy cùng tìm hiểu công cụ canonical là gì? Vai trò cũng như cách sử dụng thẻ canonical trong SEO sao cho hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ các nội dung về canonical tag để tối ưu website.

Canonical là gì?

Tổng quan về canonical trong SEO

Công cụ thẻ canonical quan trọng trong SEO, là yếu tố giúp Google đánh giá cao thứ hạng của website. Vậy canonical là gì? Vai trò của canonical trong SEO ra sao?

Canonical là gì?

Canonical hay thẻ canonical (rel=canonical) là một đoạn mã HTML được dùng để chỉ ra cho Google bot biết rằng trang web nào là phiên bản chính thức và duy nhất của một nội dung. Thẻ canonical sẽ giúp Google không đánh giá website trùng lặp. 

Sử dụng thẻ canonical là một cách để khai báo với công cụ tìm kiếm để hợp nhất các URL có cùng một chủ đề/ nội dung trên nhiều URL khác nhau. 

Vai trò thẻ canonical trong SEO có ý nghĩa như thế nào?

Thẻ canonical trong SEO đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, tương tự redirect 301, các SEOers cần nắm rõ để tối ưu website hiệu quả:

Tránh nội dung trùng lặp

Nếu có nhiều bài viết trùng lặp Google sẽ khó xác định trang nào là quan trọng nhất, dẫn đến giảm thứ hạng web. Thẻ canonical sẽ chỉ ra đâu là URL duy nhất để Google dễ dàng đánh giá xếp hạng.

Tập trung sức mạnh “on Top’’

Sử dụng thẻ canonical giúp Google tập trung sức mạnh vào link juice – một trang duy nhất, giúp trang chính được đẩy thứ hạng cao và tối ưu hơn.

Dễ dàng theo dõi các chỉ số

Sử dụng thẻ canonical để hợp nhất các URL sẽ giúp tối ưu quản lý, theo dõi các chỉ số. SEOer sẽ chỉ cần theo dõi chỉ số của trang chính tắc quan trọng, tránh mất thời gian tra cứu xem thông tin của những trang không có giá trị.

Trường hợp nào nên dùng thẻ canonical?

Thẻ canonical là công cụ quan trọng để quản lý URL có nội dung trùng lặp trên website và không phải lúc nào cũng sử dụng giải pháp này. Vậy trường hợp nào nên sử dụng thẻ canonical?

  • Trường hợp website có nhiều phiên bản khác nhau, với sự khác biệt vô cùng nhỏ trên nhiều nền tảng.
  • Nội dung được đăng trên nhiều chuyên mục khác nhau sẽ tạo ra nhiều URL tương ứng. Thẻ canonical hướng về một URL chính tắc mà bạn muốn Google hiển thị.
  • Nội dung được phân bổ trên nhiều tên miền khác nhau.
  • Khi thiết lập URL động tìm kiếm và bộ lọc hoặc ID phiên bản di động.  
  • Khi nội dung có nhiều phần hoặc sản phẩm có nhiều phiên bản.
Trường hợp nên dùng thẻ canonical

Nguyên tắc sử dụng thẻ canonical tối ưu SEO

Sử dụng thẻ canonical đúng cách sẽ giúp tối ưu website, tăng thứ hạng hiệu quả. Bạn cần hiểu và nắm vững các nguyên tắc sau để sử dụng công cụ canonical tối ưu SEO:

  • Sử dụng URL tuyệt đối: Không sử dụng URl tương đối với phần tử rel=”canonical”, bạn nên sử dụng cấu trúc <link rel=”canonical” href=”https://example.com/san-pham” />
  • Sử dụng chữ viết thường trong URL: Google thường sẽ sắp xếp URL chữ viết thường và viết hoa theo 2 link khác nhau. Chữ viết thường sẽ tạo ra một canonical tag chuẩn.
  • Sử dụng phiên bản miền HTTPS hoặc HTTP: Sử dụng URL HTTPS trong canonical tag để ưu tiên phiên bản bảo mật.
  • Dùng canonical tag tự tham chiếu: Sử dụng thẻ canonical để tự tham chiếu đến chính trang đó, giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc website.
  • Dùng canonical tag cho mỗi trang: Bởi nếu có nhiều thẻ trong 1 trang thì công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua hết.

Hướng dẫn thiết lập canonical tag hiệu quả

Tùy thuộc vào cách xây dựng website mà cách thiết lập canonical tag sẽ có sự khác biệt. Thiết lập thẻ canonical trên WordPress sẽ dễ dàng hơn so với website được code tay. Dưới đây là 2 cách tạo canonical tag hiệu quả:

Cách 1: Cài Yoast SEO với WordPress

Với web được tạo trên WordPress có thể tạo canonical tag đơn giản với các bước sau:

  • Bước 1. Vào phần Dashboard -> Plugins -> Add New Plugin -> Yoast SEO -> Install Now.
  • Bước 2. Sau đó trong phần nâng cao của Yoast SEO, bạn có thể chỉ định URL chính tắc cho các danh mục, trang, tag, bài viết…
Thiết lập canonical tag với Yoast SEO

Cách 2: Với website code tay

Cách thiết lập thủ công bằng cách thêm các phần tử vào đoạn mã của từng trang URL. Thực hiện như sau: Đặt phần tử link rel=”canonical” trong phần <head> của đoạn mã.

Thiết lập canonical tag với web code tay

Hướng dẫn cách kiểm tra thẻ canonical đã được thiết lập chưa?

Sau khi thiết lập xong, SEOer nên kiểm tra lại xem thẻ đã được tạo thành công hay chưa, để đảm bảo hiệu suất dự án. 3 cách kiểm tra canonical tag đã được thiết lập hay chưa?

Cách 1. Kiểm tra trực tiếp trong mã nguồn: Vào website cần kiểm tra và nhấp chuột vào bất kỳ đâu, chọn “xem nguồn trang/View page source”. Sau đó nhấn tổ hợp Ctrl+F tìm cụm “canonical”. Nếu thấy thẻ <link rel=”canonical” href=”…” /> là trang đó đã có thẻ canonical.

Cách 2. Kiểm tra bằng cách tiện ích mở rộng: bạn sử dụng các công cụ như SeoQuake hoặc MozBar. Những tiện ích này cho phép kiểm tra các chỉ số của trang và cả canonical tag.

Cách 3: Sử dụng công cụ SEO như Google Search Console: Đăng nhập Google Search Console, chọn website cần kiểm tra, vào mục “Coverage” và kiểm tra xem có thông báo lỗi liên quan đến canonical tag hay không. Ngoài ra, các công cụ SEO khác như SEMrush, Ahrefs, Screaming Frog cũng cho phép kiểm tra thẻ canonical của nhiều trang.

5 lưu ý khi sử dụng thẻ canonical hiệu quả

Dùng canonical tag sẽ là công cụ đắc lực giúp tối ưu SEO, giảm nội dung trùng lặp trên website hiệu quả. Tuy nhiên, các SEOer cần lưu ý những điểm quan trọng sau khi dùng thẻ canonical:

Chủ động chuẩn hóa trang chủ website

Khi thiết lập thường có nhiều bản sao của trang chủ và chúng lên kết với trang chủ chính thức bằng những đường dẫn khó kiểm soát. Do vậy, việc đặt thẻ canonical cho trang chủ là rất cần thiết để chuẩn hóa website trang chủ.

Không khai báo trồng chéo

Việc thiết lập thẻ canonical chỉ nên khai báo 1 trang, không nên khai báo trồng chéo tạo thành 1 vòng lặp.

Xác định trang chính đủ điều kiện để lập canonical

Không nên thiết lập canonical cho 1 trang không đủ điều kiện index, nếu không công cụ sẽ không hiển thị đúng URL mà bạn mong muốn.

Không thiết lập nhiều thẻ canonical trên 1 trang

Nguyên nhân do website dùng nhiều plugin SEO khác nhau dẫn đến khai báo nhiều thẻ, dẫn đến công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua các thẻ được gắn.

Cẩn trọng khi sử dụng canonical tag cho các phân trang

Nếu bạn chỉ định URL của trang đầu tiên là chuẩn thì những trang phụ sẽ bị coi là trùng lặp, giảm hiệu quả SEO. Cách giải quyết: Sử dụng thuộc tính rel=”next” và rel=”prev”, tối ưu hóa nội dung trong phân trang, chỉ định thẻ canonical riêng cho từng trang.

Lưu ý khi dùng canonical tags

Kết Luận

Ngoài ra, SEOer còn cần lưu ý thêm như: Không dùng tệp robots.txt để chỉ phiên bản chính tắc, không dùng công cụ xóa URL để chỉ định trang chính tắc. Gắn các liên kết của trang lên URL chính tắc sẽ giúp Google hiểu được lựa chọn ưu tiên của bạn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp SEOer hiểu rõ canonical là gì? Vai trò cũng như cách thiết lập, sử dụng canonical tag sao cho hiệu quả, tối ưu website on Top.

Chia sẻ:

Facebook
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết

Bài viết Liên quan
EntitySEO Thumbnail
SEO cơ bản

Entity SEO là gì? 4 Chiến Lược Entity SEO Giúp Cải Thiện Thứ Hạng

Bạn đã từng ngạc nhiên khi Google gợi ý cho bạn những từ khóa liên quan ngay khi bạn mới gõ vài chữ cái chưa? Đằng sau những gợi ý “thần kỳ” đó là một thuật ngữ trong SEO mà bạn có thể chưa biết đến: Entity SEO. Bạn có tò mò muốn biết làm thế nào mà Google có

Tìm hiểu thêm »
Allintitle là gì? Cách sử dụng Allintitle để phân tích từ khóa SEO
SEO Technical

Allintitle là gì? Cách sử dụng Allintitle để phân tích từ khóa SEO

Allintitle là gì? Cách sử dụng Allintitle để phân tích từ khóa SEO Allintitle được coi là câu lệnh dùng để nghiên cứu từ khoá hiển thị trong tiêu đề từ các website. Thông thường SEOer sử dụng thủ thuật này có thể kiểm tra title trùng lặp với đối thủ cạnh tranh, giúp họ chọn lọc ra bộ từ

Tìm hiểu thêm »
Tìm hiểu về internal link và cách xây dựng
SEO Onpage

Internal Link Là gì? 5 Chiến Lược Giúp Bạn Lên Top Google

Khi bạn bắt tay làm SEO, cái tên Internal Link chắc hẳn không còn xa lạ. Đây là cách bạn kết nối các trang trong website để dẫn dắt người đọc và giúp Google hiểu website của bạn rõ hơn. Nhưng điều kỳ diệu nằm ở chỗ: Internal Link không chỉ là chuyện địa chỉ hành trình; nó còn mở

Tìm hiểu thêm »
Schema Là Gì - Những Thông Tin Cơ Bản Về Schema
SEO Onpage

Schema Là Gì? Cách Tạo Schema Cho Website Tăng X10 Traffic

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số kết quả tìm kiếm lại hiển thị đầy đủ thông tin như giá cả, đánh giá hay thậm chí cả hình ảnh ngay trên trang kết quả chưa? Đó chính là nhờ vào Schema, một công cụ SEO mạnh mẽ giúp website của bạn nổi bật hơn bao giờ hết.

Tìm hiểu thêm »
Robots Txt Là Gì Cài Đặt Để Bảo Vệ Website Của Bạn
SEO Onpage

Robots Txt Là Gì? Cài Đặt Để Bảo Vệ Website Của Bạn

Khi quản lý một website, bạn chắc chắn muốn kiểm soát cách các công cụ tìm kiếm thu thập và lập chỉ mục dữ liệu của mình. Đây chính là lúc robots.txt phát huy tác dụng. Vậy, robots txt là gì và tại sao nó lại quan trọng? Đơn giản, đó là tệp hướng dẫn dành cho các bot, giúp

Tìm hiểu thêm »
Cấu trúc Silo là gì Tăng Rank Google Hiệu Quả
SEO Onpage

Cấu trúc Silo là gì? Tăng Rank Google Hiệu Quả

Ngày nay, việc tổ chức nội dung một cách logic và hiệu quả sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin và tạo lợi thế cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm. Một trong những phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao là xây dựng hệ thống nội dung tập trung theo cấu trúc Silo, đảm

Tìm hiểu thêm »