Hướng dẫn toàn tập về cách có Knowledge Panel trên Google

Hướng dẫn toàn tập về cách có Knowledge Panel trên Google
Hướng dẫn toàn tập về cách có Knowledge Panel trên Google

Bạn đã bao giờ tìm kiếm tên doanh nghiệp, thương hiệu, hoặc chính mình trên Google và thấy một khung thông tin chi tiết xuất hiện bên phải trang tìm kiếm chưa? Đó chính là Knowledge Panel – một “bảng quảng cáo miễn phí” giúp bạn nổi bật hơn trong mắt người xem. Nhưng làm thế nào để có Knowledge Panel và tận dụng nó để xây dựng uy tín, tăng độ tin cậy? Đây không phải là điều xảy ra ngẫu nhiên mà cần có chiến lược rõ ràng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Hãy cùng khám phá hướng dẫn toàn tập về cách có Knowledge Panel, từ các bước cơ bản đến những mẹo nâng cao để xuất hiện chuyên nghiệp trên Google!

Knowledge Panel là gì?

Tìm hiểu Knowledge Panel là gì
Tìm hiểu Knowledge Panel là gì

Theo Google, Knowledge Panel (Bảng tri thức) là các hộp thông tin xuất hiện trên Google khi bạn tìm kiếm các thực thể (con người, địa điểm, tổ chức, sự vật) nằm trong Knowledge Graph. Những hộp thông tin này nhằm mục đích giúp bạn có được thông tin nhanh về một chủ đề dựa trên hiểu biết của Google về nội dung có sẵn trên web.

Thông tin này thường được lấy từ các nguồn đáng tin cậy như Wikipedia, cơ sở dữ liệu của Google, hoặc các trang web uy tín khác.

Tại sao cần có Knowledge Panel?

Knowledge Panel trên Google giống như một bảng quảng cáo lớn, nơi hiển thị các thông tin quan trọng nhất về doanh nghiệp của bạn. Một Knowledge tiêu chuẩn sẽ có logo, website, giờ làm việc, sản phẩm nổi bật và nhiều thông tin hữu ích khác. Đặc biệt là tất cả những thông tin này được hiển thị miễn phí, giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng ngay trên trang tìm kiếm.

  • Tăng độ tin cậy: Khi khách hàng nhìn thấy thông tin của bạn trên Knowledge Panel, họ sẽ cảm nhận rằng doanh nghiệp của bạn uy tín và đáng tin cậy. Sự hiện diện này giống như một xác nhận từ Google rằng công ty bạn là một tổ chức có thật và chuyên nghiệp.
  • Quảng bá thương hiệu miễn phí: Knowledge Panel cung cấp một không gian quảng cáo hiệu quả, giúp doanh nghiệp bạn nổi bật mà không cần phải trả tiền quảng cáo. Từ logo, sản phẩm nổi bật, đến liên kết website, tất cả đều giúp khách hàng dễ dàng làm quen và ghi nhớ thương hiệu của bạn.
  • Kiểm soát thông tin doanh nghiệp: Knowledge Panel phản ánh cách Google hiểu về công ty bạn. Nếu có thông tin sai lệch, bạn có thể yêu cầu chỉnh sửa để đảm bảo thông tin chính xác và cập nhật nhất.
  • Hiểu rõ hơn về đối thủ và thị trường: Các trích dẫn trong Knowledge Panel không chỉ giúp bạn hiểu cách Google đánh giá doanh nghiệp mình mà còn cung cấp cái nhìn sâu hơn về đối thủ. Bạn có thể biết được những nguồn mà Google tin tưởng, từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
  • Hỗ trợ kết nối qua mạng xã hội: Liên kết mạng xã hội trong Knowledge Panel tạo cơ hội để khách hàng truy cập nhanh chóng vào các tài khoản như Facebook, Twitter, hoặc Instagram, giúp tăng khả năng tương tác và nhận diện thương hiệu trên các nền tảng khác.
  • Hiểu vị trí trong hệ thống Knowledge Graph: Phần “Mọi người cũng tìm kiếm” (People also search for) ở cuối Knowledge Panel cho bạn biết cách Google liên kết doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác. Thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí của mình trong mạng lưới tri thức của Google và điều chỉnh chiến lược phát triển phù hợp.

3. Làm thế nào để có Knowledgae Panel?

Để có được Knowledge Panel trên Google, doanh nghiệp hoặc cá nhân cần thực hiện một loạt các bước để đảm bảo Google nhận diện và hiển thị thông tin của bạn. Đây không phải là việc trả tiền quảng cáo, mà là cách tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến và xây dựng uy tín cho thương hiệu. Dưới đây là 3 cách cụ thể mà bạn có thể lựa chọn:

Cách 1: Tạo và tối ưu hóa các tài khoản trực tuyến

Tạo và tối ưu hóa các tài khoản trực tuyến
Tạo và tối ưu hóa các tài khoản trực tuyến

Website doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc và các sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật. Đảm bảo website được tối ưu hóa SEO, vì Google cần những tín hiệu rõ ràng để hiểu về doanh nghiệp của bạn.

Không chỉ vậy, bạn hãy thiết lập các tài khoản mạng xã hội chính thức như Facebook, LinkedIn, Instagram, và Twitter. Đồng thời, bạn cần cập nhật thông tin một cách nhất quán trên tất cả các nền tảng, vì Google sẽ lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo nên Knowledge Panel.

Cách 2: Đăng ký Google My Business

Đăng ký Google My Business
Đăng ký Google My Business

Google My Business là một trong những cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để Google nhận diện doanh nghiệp của bạn, giúp Google tin tưởng vào tính xác thực của thông tin bạn cung cấp.

Bước 1: Đăng nhập vào Google My Business

Đầu tiên, bạn truy cập Google My Business và đăng nhập bằng tài khoản Google. Hãy đảm bảo sử dụng tài khoản mà bạn muốn liên kết với hồ sơ doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Nhập tên thương hiệu

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được yêu cầu nhập tên thương hiệu. Điền đầy đủ tên doanh nghiệp chính thức của bạn để đảm bảo hiển thị đúng thông tin khi khách hàng tìm kiếm.

Bước 3: Chọn danh mục doanh nghiệp

Bạn cần chọn danh mục phù hợp nhất với lĩnh vực kinh doanh của bạn để Google phân loại và hiển thị doanh nghiệp của bạn cho đúng nhóm khách hàng. Sau khi chọn danh mục, nhấn “Tiếp theo” để tiếp tục.

Bước 4: Nhập thông tin chi tiết về doanh nghiệp

Tại bước này, bạn cần cung cấp các thông tin quan trọng như địa chỉ công ty, khgu vực hoạt động, thông tin liên hệ cụ thể,…

Bước 5: Xác minh doanh nghiệp

Google yêu cầu xác minh để đảm bảo bạn thực sự sở hữu hoặc đại diện cho doanh nghiệp. Các phương thức xác minh thường bao gồm:

  • Gửi mã qua bưu điện đến địa chỉ doanh nghiệp.
  • Xác minh qua email hoặc điện thoại (nếu có).

Sau khi nhận mã, nhập mã xác minh vào tài khoản Google My Business để hoàn tất quá trình đăng ký.

Cách 3: Tạo trang Wikipedia hoặc Wikidata

Tạo trang Wikipedia hoặc Wikidata
Tạo trang Wikipedia hoặc Wikidata

Bước 1: Đăng ký tài khoản Wikipedia

Đầu tiên, bạn vào trang chính của Wikipedia và chọn “Tạo tài khoản”. Cung cấp đầy đủ thông tin như tên tài khoản, mật khẩu và email. Sau khi hoàn tất, bạn nhấn “Tạo tài khoản” để kích hoạt. Đăng ký là bước đầu tiên để bạn tham gia chỉnh sửa và tạo nội dung trên nền tảng này.

Bước 2: Chỉnh sửa trang để xác nhận tài khoản

Wikipedia yêu cầu bạn dành thời gian chỉnh sửa các trang hiện có để chứng minh rằng bạn là người dùng tích cực và đáng tin cậy. Thời gian này thường kéo dài khoảng một tháng, trong đó bạn có thể bổ sung thông tin, sửa lỗi ngữ pháp hoặc cung cấp các nguồn dẫn uy tín.

Bước 3: Tạo trang Wikipedia của doanh nghiệp

Sau khi tài khoản được xác nhận, bạn có thể tạo trang mới cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời, bạn cần đảm bảo nội dung trang có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Viết đúng ngữ pháp, dễ đọc và hấp dẫn.
  • Cung cấp thông tin giàu giá trị, có trích dẫn nguồn uy tín từ báo chí, sách, hoặc tạp chí.
  • Tránh sử dụng ngôn từ quảng cáo và tập trung vào cung cấp thông tin khách quan.

Ví dụ: Nếu bạn đang tạo trang cho một doanh nghiệp như DHT Việt Nam, hãy cung cấp thông tin về lịch sử, sản phẩm/dịch vụ, thành tựu, và các hoạt động xã hội.

Bước 4: Gửi trang để phê duyệt

Khi hoàn tất nội dung, gửi trang đến Wikipedia để được xem xét. Wikipedia sẽ kiểm tra tính chính xác và độ tin cậy của thông tin trước khi quyết định có đăng tải hay không. Quá trình kiểm duyệt có thể mất vài tuần, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bài viết. Sau khi trang được chấp thuận, hãy duy trì việc cập nhật nội dung thường xuyên để giữ cho thông tin luôn chính xác và phù hợp. 

Khi hiểu rõ cách có Knowledge Panel trên Google, bạn sẽ biết mẹo làm nổi bật thương hiệu của mình và xây dựng sự uy tín trong mắt khách hàng. Đây là công cụ tuyệt vời để chia sẻ thông tin quan trọng và tạo ấn tượng mạnh mẽ mà không tốn chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần kiên trì tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến và duy trì thông tin chính xác.

Chia sẻ:

Facebook
Pinterest
LinkedIn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung bài viết

Bài viết Liên quan
google index là gì
SEO

Google index là gì? 7 cách giúp URL được index nhanh chóng

Google index được coi là chìa khóa để website của bạn hiển thị ở vị trí top đầu bảng tìm kiếm. Tại sao có những website được index nhanh, trong khi website khác lại chậm? Index trở thành vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả của chiến lược SEO. Vậy Google index là gì? Thực sự việc lập chỉ

Tìm hiểu thêm »
Cách xây dựng topical authority
SEO

Topical Authority Là Gì? Cách Xây Dựng Topical Authority Hiệu Quả

Biết cách xây dựng topical authority là yếu tố quan trọng giúp website của bạn cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Vậy topical authority là gì? Cách xây dựng như thế nào để đạt hiệu quả trong SEO. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để bổ sung thêm kiến thức hữu ích cho trang web

Tìm hiểu thêm »
Top 16+ Extension SEO Nên Có để Tối Ưu Website Hiệu Quả
SEO

Top 16+ Extension SEO Nên Có để Tối Ưu Website Hiệu Quả

SEO là một trong những công cụ marketing hiệu quả nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên môi trường online. Thế nhưng việc tối ưu website không hề dễ dàng nếu không có sự trợ giúp của các extension. Nếu bạn đang tìm kiếm những extension SEO nên có để tối ưu website và tiết kiệm

Tìm hiểu thêm »
Backlink Là Gì? Các Chiến Lược Backlink Chất Lượng Trong SEO
SEO

Backlink Là Gì? Các Chiến Lược Backlink Chất Lượng Trong SEO

Trong các chiến lược SEO, Backlink luôn là yếu tố quan trọng được Google xem như là một sự công nhận đáng tin cậy, thể hiện độ uy tín của trang. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả liên kết này thì việc hiểu rõ các hình thức và mô hình xây dựng sẽ là chìa khóa cho chuỗi các

Tìm hiểu thêm »
canonical là gì
SEO

Canonical là gì? Cách tối ưu thẻ canonical trong SEO 2025

Chiến dịch SEO để đưa website đạt thứ hạng cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nội dung trùng lặp là một vấn đề trong các yếu tố SEO khiến website khó on Top. Giải pháp thẻ canonical được đưa ra để giúp tối ưu website, nâng cao thứ hạng. Đừng để nội dung trùng lặp làm cản trở

Tìm hiểu thêm »